Bên cạnh giám đốc công ty và địa chỉ văn phòng tại Singapore, thư ký công ty cũng là một trong ba yêu cầu doanh nghiệp cần đáp ứng để đăng ký thành lập công ty tại Singapore.
Danh sách bài viết chọn lọc theo
Singapore

Singapore luôn được mệnh danh là trung tâm kinh tế của Châu Á và liên tục được ca ngợi là "vùng đất ngàn cơ hội" bởi The Economist - tạp chí kinh doanh nổi tiếng nhất nước Anh.
Trong những năm gần đây, một số nhà đầu tư nổi tiếng như Nathan Tinkler - "tỷ phú than" người Úc hay tỷ phú Eduardo Saverin - nhà đồng sáng lập Facebook, đều đã chuyển nơi cư trú đến quốc gia thịnh vượng bậc nhất Đông Nam Á này.
Tương tự, các công nhân, giám đốc điều hành, nhà quản lý có trình độ cao hay các tập đoàn lớn đều chọn tái định cư tại Singapore làm cơ sở hoạt động kinh doanh ở châu Á để nắm bắt vô số cơ hội nơi đây.
Sau đây, GLA sẽ phân tích 10 lý do khiến việc đăng ký thị thực làm việc, tái định cư tại Singapore là một lựa chọn rất lý tưởng và đáng mong đợi.
1. 10 lý do vì sao bạn nên làm việc và sinh sống tại Singapore
1. Một trong những quốc gia có chất lượng sống cao nhất Châu Á
Trong nhiều năm, Singapore luôn dẫn đầu ở nhiều cuộc khảo sát hay báo cáo nổi tiếng và uy tín trên thế giới. Gần đây nhất, năm 2019, tại Cuộc điều tra thường niên về điều kiện sống "Mercer Quality of Living Survey" đã xếp hạng danh sách những thành phố trên toàn cầu có chất lượng sống tốt nhất dựa trên các tiêu chí: mức độ an toàn cá nhân, an ninh quốc gia, ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế bền vững.
Trong cuộc khảo sát gần đây nhất của Mercer, Singapore một lần nữa xếp hạng đầu tiên ở châu Á.
Điều này chứng tỏ Singapore vượt trội ở tất cả tiêu chí đánh giá, trở thành quốc gia đáng sống nhất trong khu vực.
2. Môi trường kinh doanh chuyên nghiệp
Theo Báo cáo Kinh doanh năm 2019 của Ngân hàng Thế giới (WB), Singapore là quốc gia đứng thứ hai, sau New Zealand, dễ dàng kinh doanh nhất trên thế giới.
Chính bởi các lợi thế về liên kết thương mại quốc tế của Singapore, cơ cấu thuế hấp dẫn, cơ chế nhà đầu tư, cơ sở hạ tầng hiện đại, lực lượng lao động cạnh tranh cao và nền kinh tế mạnh mẽ đã khiến quốc gia này trở thành một trong những nơi tốt nhất để kinh doanh trên thế giới.
3. Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ
Nền kinh tế Singapore là nền kinh tế thành công và phát triển nhất nhì châu Á, với đặc thù nền kinh tế mở gắn chặt với các dịch vụ thương mại, sản xuất và tài chính. GDP bình quân đầu người tại Singapore cao hơn so với hầu hết các nước phát triển khác.
Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI), GDP bình quân đầu người đạt 64.567.000 USD vào tháng 12/2018, tăng hơn so với 60.306.000 USD vào tháng 12/2017.
4. Cơ sở hạ tầng vật lý tuyệt vời
Chính phủ Singapore luôn cung cấp các cơ sở hạ tầng tiên tiến nhất thế giới, từ các cảng thương mại quốc tế nhộn nhịp đến hệ thống giao thông công cộng toàn diện, từ các tòa nhà dân cư hiện đại đến các kiến trúc cao tầng sáng tạo.
Thêm vào đó, Singapore có một trong những cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông tiên tiến nhất trên thế giới, đưa quốc gia này thành trung tâm viễn thông toàn cầu ở Đông Nam Á.
5. Môi trường chính trị ổn định
Trong số các nước láng giềng cùng khu vực, Singapore có môi trường chính trị ổn định nhất.
Nhìn chung, các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút vào hình ảnh sạch và không tham nhũng của Singapore, cũng như bộ máy quan liêu minh bạch và hiệu quả.
6. Hệ thống pháp luật mạnh mẽ
Hệ thống tư pháp của Singapore đã được công nhận là một trong những hệ thống hiệu quả nhất ở châu Á.
Luật chống tham nhũng được ban hành và thực thi mạnh mẽ, do đó cho phép các nhà đầu tư tiến hành kinh doanh mà không sợ thao túng quan liêu hay bất ổn.
Hơn nữa, thông qua việc thực thi pháp luật nghiêm ngặt và vô tư, Singapore có tỷ lệ tội phạm thấp và mức độ an toàn cá nhân cao.
7. Lực lượng lao động có trình độ cao
Singapore có lực lượng lao động cạnh tranh và có tay nghề cao, với tỷ lệ vượt trội số người đủ trình độ học vấn trên 90% và tỷ lệ các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu tăng cao.
Mặc dù các yêu cầu đối với visa làm việc tại Singapore đang ngày càng nghiêm ngặt hơn và được thiết lập để thắt chặt hơn nữa nhưng nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia có trình độ cao hoặc lực lượng lao động có tay nghề vẫn còn mạnh mẽ.
8. Cơ cấu thuế suất hấp dẫn
Các nhà đầu tư và doanh nhân trên thế giới luôn bị thu hút bởi Singapore bởi mức thuế hấp dẫn, các biện pháp giảm thuế, không có chính sách thuế thặng dư tăng vốn và mạng lưới các Hiệp Định Tránh Đánh Thuế Hai Lần (DTAs), và các ưu đãi về thuế khác.
9. Đề án đầu tư hấp dẫn
Các nhà đầu tư bị thu hút bởi chính sách đầu tư nước ngoài của Singapore và không hạn chế quyền sở hữu nước ngoài. Vào cuối năm 2018, mức đầu tư nước ngoài trực tiếp của Singapore lên tới 77.630,5 triệu SGD.
Hơn nữa, với hai chương trình nhập cư dành cho nhà đầu tư là Chương trình Nhà đầu tư Toàn cầu (GIP) và EntrePass, các nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển đến và tái định cư tại Singapore một cách dễ dàng.
10. Nơi hoàn hảo để sống, làm việc và vui chơi
Bên cạnh là một nơi tuyệt vời để sinh sống, làm việc và kinh doanh, Singapore cũng là nơi tuyệt vời để tham gia các hoạt động giải trí.
Theo ECA International's Location Ratings, Singapore được xếp hạng là thành phố hàng đầu châu Á dành cho người nước ngoài, chủ yếu nhờ vào lối sống cân bằng giữa công việc và vui chơi.
Ngoài vô vàn các cơ hội nghề nghiệp và phát triển kinh doanh, Singapore cung cấp nhiều lựa chọn để vui chơi và giải trí.
Quốc gia này được xem là thánh địa đa văn hóa sôi động với các lễ hội nghệ thuật, buổi biểu diễn tại nhà hát, điểm tham quan thể thao, địa điểm du lịch và một loạt các hoạt động thú vị cho người dân và du khách.
11. GLA hỗ trợ doanh nghiệp sinh sống và làm việc tại Singapore như thế nào?
GLA tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân trong việc định cư, kinh doanh và làm việc tại Singapore.
Với kinh nghiệm dày dặn, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi đã giúp nhiều cá nhân và doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi và phát triển tại môi trường kinh doanh năng động này.
- Thành lập công ty tại Singapore chỉ trong 1 – 3 ngày.
- Đăng ký giấy phép làm việc EP/SPass/EntrePass trong 4 – 8 tuần.
- Dịch vụ kế toán và thuế cho doanh nghiệp.
- Hỗ trợ tuân thủ pháp lý và giấy phép kinh doanh.
- Dịch vụ văn phòng ảo và địa chỉ đăng ký kinh doanh.
- Tư vấn tài chính, ngân hàng và mở tài khoản doanh nghiệp.
3. Câu hỏi thường gặp về sinh sống và làm việc ở Singapore
1. Tại sao nên chọn Singapore để thành lập doanh nghiệp?
Singapore là một trong những quốc gia có môi trường kinh doanh thuận lợi nhất thế giới, với thuế suất hấp dẫn, hệ thống pháp luật minh bạch và cơ sở hạ tầng hiện đại.
Đây là điểm đến lý tưởng cho doanh nghiệp muốn mở rộng tại thị trường châu Á.
2. Quy trình xin giấy phép làm việc EP tại Singapore mất bao lâu?
Thời gian xử lý hồ sơ xin giấy phép EP thường dao động từ 4 – 8 tuần, tùy thuộc vào hồ sơ ứng viên và yêu cầu từ Bộ Nhân lực Singapore (MOM). GLA sẽ hỗ trợ bạn chuẩn bị hồ sơ đúng tiêu chuẩn để tăng khả năng được duyệt nhanh.
3. Những yêu cầu cơ bản để xin giấy phép làm việc EP là gì?
Ứng viên cần có mức lương tối thiểu theo quy định, bằng cấp phù hợp và công việc thuộc nhóm ngành đủ điều kiện. Ngoài ra, công ty bảo lãnh cũng phải đáp ứng các tiêu chí về tài chính và hoạt động hợp pháp tại Singapore.

- Singapore là một điểm đến lý tưởng để sinh sống và kinh doanh nhờ môi trường ổn định, hệ thống pháp luật minh bạch và nền kinh tế phát triển.
- Singapore còn được biết đến là thánh địa đa văn hóa sôi động với các lễ hội nghệ thuật, buổi biểu diễn tại nhà hát, điểm tham quan thể thao, địa điểm du lịch
- GLA sẽ hỗ trợ bạn đăng ký thị thực làm việc tại Singapore nhanh chóng, chuyên nghiệp, hiệu quả!

Thành lập công ty tại Singapore - mở tài khoản ngân hàng tại Singapore để tận dụng các ưu đãi, chính sách mở, hệ thống tài chính uy tín tại Singapore, thuận tiện khi kinh doanh với đối tác, khách hàng quốc tế đang là lựa chọn được nhiều nhà đầu tư áp dụng.

Singapore từ lâu đã được biết đến là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, thu hút hàng ngàn doanh nghiệp đến đầu tư và kinh doanh. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sức hấp dẫn này chính là hệ thống thuế đơn giản, minh bạch và ổn định.
Môi trường kinh doanh tại Singapore được đánh giá cao nhờ các chính sách ưu đãi đầu tư, cơ sở hạ tầng hiện đại, và đặc biệt là một hệ thống pháp lý rõ ràng, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp tại đây, các công ty cần phải hiểu rõ và tuân thủ các quy định về thuế tại Singapore.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về các loại thuế mà công ty của bạn có thể phải đối mặt khi hoạt động tại Singapore.
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp (Corporate Income Tax (“CIT”))
Thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT) tại Singapore là loại thuế áp dụng trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp hoạt động tại Singapore. Đối tượng chịu thuế bao gồm tất cả các công ty cư trú tại Singapore và cả các công ty nước ngoài có nguồn thu nhập phát sinh tại Singapore.
Hiện tại, thuế suất CIT tại Singapore là 17%. Tuy nhiên, chính phủ Singapore cung cấp nhiều ưu đãi thuế đặc biệt, chẳng hạn như
- Chương trình miễn giảm thuế trong 3 năm đầu cho công ty thành lập tại Singapore.
- Chương trình miễn giảm thuế một phần (Partial Tax Exemption Scheme).
Các yếu tố như loại hình doanh nghiệp và doanh thu hàng năm có thể ảnh hưởng đến mức thuế thực tế.
2. Thuế hàng hóa và dịch vụ (Goods and Services Tax (“GST))
GST là thuế áp dụng trên việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong nước, cũng như nhập khẩu hàng hóa vào Singapore. GST được thiết kế nhằm tăng cường nguồn thu ngân sách quốc gia.
Mức thuế suất GST hiện hành tại Singapore là 9%. Một số giao dịch có thể được miễn thuế hoặc áp dụng mức thuế 0%, chẳng hạn như xuất khẩu hàng hóa và cung cấp dịch vụ quốc tế.
Các giao dịch chịu GST:
- Bán hàng hóa tại Singapore.
- Cung cấp dịch vụ tại Singapore.
- Nhập khẩu hàng hóa vào Singapore.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp:
- Đăng ký GST khi doanh thu hàng năm vượt 1 triệu SGD hoặc tự nguyện đăng ký.
- Thu GST từ khách hàng và nộp lại cho Cục thuế Singapore.
3. Thuế nhà thầu (Withholding Tax)
Thuế nhà thầu Singapore (Withholding tax) được áp dụng đối với các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài (đối tượng không cư trú thuế tại Singapore) khi có thu nhập từ các hoạt động kinh doanh, cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ tại quốc gia này.
Thuế suất khác nhau tùy thuộc vào loại thanh toán, thường từ 10% đến 22%. Các thỏa thuận tránh đánh thuế hai lần (DTA) có thể ảnh hưởng đến mức thuế suất.
4. Thuế tài sản và thuế tem
Thuế tài sản (Property Tax): Đây là loại thuế áp dụng đối với việc sở hữu và chuyển nhượng bất động sản tại Singapore. Mức thuế được xác định dựa trên loại hình bất động sản, bao gồm nhà ở (owner-occupied) và bất động sản không phải nhà ở (non-owner-occupied).
Đối với bất động sản nhà ở, mức thuế được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến. Các loại bất động sản khác được áp dụng mức thuế cố định là 10% dựa trên Giá trị Hàng năm (Annual Value - AV) của bất động sản.
Thuế tem (Stamp Duty): Thuế tem là loại thuế áp dụng cho các tài liệu có giá trị pháp lý liên quan đến bất động sản tại Singapore hoặc các giao dịch mua bán cổ phiếu và cổ phần.
5. Nghĩa vụ thuế của người tự kinh doanh tại Singapore
Tất cả những người tự kinh doanh phải báo cáo thu nhập từ hoạt động kinh doanh của mình dưới dạng thu nhập kinh doanh, chứ không phải là lương. Thu nhập kinh doanh được tính là một phần trong tổng thu nhập cá nhân và chịu thuế theo mức thuế thu nhập cá nhân.
Người tự kinh doanh là những cá nhân kiếm sống bằng nghề nghiệp, kinh doanh hoặc hoạt động chuyên môn của mình. Thông thường, các chủ sở hữu duy nhất và các đối tác trong doanh nghiệp đã đăng ký với Cơ quan Quản lý Kế toán và Doanh nghiệp (ACRA) được coi là người tự kinh doanh.
Đối với các cá nhân không thường trú (bao gồm cả các đối tác trong quan hệ đối tác mà 100% thành viên đều là người không thường trú), nếu có thu nhập mang tính chất cụ thể tại Singapore (chẳng hạn như tiền lãi, tiền bản quyền, phí giám đốc, phí dịch vụ kỹ thuật, v.v.), thì khoản thu nhập đó có thể phải chịu thuế khấu trừ tại nguồn ở Singapore.
7. GLA hỗ trợ nộp thuế cho công ty Singapore như thế nào?
GLA là một trong những công ty tư vấn hàng đầu về thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Singapore. Với kinh nghiệm dày dặn và hiểu biết sâu sắc về hệ thống thuế phức tạp của Singapore, GLA cung cấp các dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp, bao gồm cả việc nộp thuế công ty Singapore, bao gồm:
- Tư vấn chi tiết về các loại thuế mà công ty phải nộp (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế hàng hóa và dịch vụ GST, thuế tài sản, v.v.), các mức thuế suất áp dụng, thời hạn nộp thuế và các khoản khấu trừ được phép.
- Hỗ trợ đánh giá tình hình tài chính của công ty để xác định các khoản thuế phải nộp chính xác và đưa ra các khuyến nghị về tối ưu hóa thuế.
- Hỗ trợ công ty chuẩn bị đầy đủ và chính xác các hồ sơ thuế cần thiết để nộp cho Cục thuế Singapore (IRAS).
- Đại diện công ty nộp hồ sơ thuế và các báo cáo tài chính liên quan đến IRAS.
- Hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình nộp thuế.
- Theo dõi thường xuyên các thay đổi trong luật thuế của Singapore và thông báo cho công ty Singapore để đảm bảo tuân thủ pháp luật.
- Cung cấp các tư vấn cập nhật giúp công ty tận dụng các cơ hội giảm thuế mới.
8. Những câu hỏi thường gặp về thuế công ty Singapore
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Singapore là bao nhiêu?
Thuế suất CIT tại Singapore là 17%.
Singapore có chính sách ưu đãi thuế cho công ty mới thành lập tại Singapore không?
Có, Singapore có chương trình miễn giảm thuế 3 năm đầu và miễn giảm thuế một phần cho công ty thành lập tại Singapore.
Mức thuế suất GST tại Singapore là bao nhiêu?
Mức thuế suất GST hiện hành tại Singapore là 9%.
Khi nào doanh nghiệp phải đăng ký GST?
Khi doanh thu hàng năm vượt 1 triệu SGD hoặc doanh nghiệp tự nguyện đăng ký.

Singapore là một trong những trung tâm tài chính và kinh tế hàng đầu châu Á, thu hút hàng nghìn lao động nước ngoài mỗi năm. Với môi trường làm việc chuyên nghiệp, mức lương hấp dẫn và hệ thống pháp lý minh bạch, quốc đảo này trở thành điểm đến lý tưởng cho các chuyên gia, doanh nhân và người lao động có tay nghề cao. Chính phủ Singapore cũng không ngừng cải thiện chính sách lao động và thị thực để thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới.

Theo thông tin mới nhất cập nhật về tình hình thanh toán điện tử quốc tế, vào năm 2019, giá trị thanh toán điện tử trên thế giới cán mốc 4.100 tỷ USD và ước tính đạt 6.700 tỷ USD vào năm 2023.
Câu hỏi đặt ra là: Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thanh toán điện tử quốc tế? Và doanh nghiệp có thể làm gì để bắt kịp xu hướng phát triển của thanh toán điện tử trên toàn thế giới?
Qua bài viết này, GLA sẽ giải thích vì sao lĩnh vực thanh toán điện tử có thể phát triển mạnh mẽ đến vậy. Bên cạnh đó, GLA sẽ trình bày 5 lý do vì sao Doanh nghiệp nên mở ví điện tử quốc tế tại Singapore.
1. Những câu hỏi thường gặp về thanh toán điện tử, thanh toán trực tuyến quốc tế
Câu hỏi 1: Thanh toán trực tuyến và thanh toán điện tử (thanh toán qua ví điện tử) khác nhau như thế nào?
Thanh toán trực tuyến được xây dựng trên cơ sở cho phép khách hàng có thể thực hiện được hầu hết các giao dịch ngân hàng trực tuyến thông qua mạng internet. Thay vì phải đến chi nhánh ngân hàng để giao dịch, các giao dịch thanh toán trực tuyến có thể được thực hiện rất đơn giản và nhanh gọn qua các trang web thanh toán trực tuyến hoặc ứng dụng điện thoại của ngân hàng.
Trong khi đó, ví điện tử là một bên trung gian thứ ba liên kết giữa nơi cần thanh toán và tài khoản ngân hàng của khách hàng. Hiện nay, thanh toán điện tử, ví điện tử là xu hướng thanh toán được rất nhiều người ưa chuộng vì sự tiện lợi, tính bảo mật và vô cùng an toàn (đặc biệt khi thanh toán với các nhà cung cấp quốc tế), tránh trường hợp lộ thông tin thẻ tín dụng trên mạng.
Câu hỏi 2: Tôi có thể thanh toán trực tuyến quốc tế qua các ví điện tử được không?
Hoàn toàn có thể. Các cổng thanh toán trực tuyến quốc tế được sử dụng phổ biến trên thế giới như PayPal, Stripe cho phép chủ sở hữu tài khoản (được gọi là Merchant) thực hiện thanh toán trực tuyến quốc tế. Ngoài tính tiện dụng, các ví điện tử quốc tế này còn được ưa thích sử dụng hơn các phương pháp thanh toán thẻ ghi nợ (debit), thẻ tín dụng (credit), thanh toán trực tuyến qua tài khoản ngân hàng nhờ sự bảo mật tuyệt đối.
Cụ thể, việc thanh toán sẽ được thực hiện thông qua một ví trung gian, hoàn toàn tách biệt và có nhiều lớp bảo mật với thông tin tài khoản ngân hàng, tài khoản thẻ, tránh việc bị kẻ gian ăn cắp thông tin tài khoản thẻ.
Câu hỏi 3: Doanh nghiệp của tôi có thể nhận thanh toán trực tuyến qua các ví điện tử quốc tế được không?
Hoàn toàn có thể.
Ví dụ: Đối với cổng thanh toán trực tuyến quốc tế PayPal, Merchant có thể đăng ký mở tài khoản PayPal Business cho doanh nghiệp để sử dụng cho việc kinh doanh quốc tế, thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp, v.v… ở phạm vi ngoài quốc gia sở tại.
Câu hỏi 4: Các ví điện tử cho phép thanh toán quốc tế hiện nay bao gồm những ví nào?
Để đáp ứng nhu cầu thanh toán điện tử quốc tế, thanh toán trực tuyến quốc tế đang ngày càng gia tăng, hiện nay, rất nhiều công ty chuyên cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến ra đời. Nổi bật trong số đó là PayPal với tổng số thị phần là 45.47%, tiếp ngay sau đó là Stripe với thị phần là 1.18%. Ngoài Paypal và Stripe, thị trường thanh toán điện tử còn có sự góp mặt của Amazon Pay, Brainstree, tuy nhiên, mức độ phổ biến và ứng dụng vẫn còn khá khiêm tốn.
Câu hỏi 5: Tại sao công ty nên mở các ví điện tử doanh nghiệp?
Sự phát triển rộng rãi của các thiết bị điện tử thông minh đã khiến việc mua sắm và giao dịch trực tuyến, thanh toán điện tử trở nên phổ biến và dễ dàng hơn bao giờ hết. Xu hướng của người dùng hiện nay là thanh toán điện tử vì tính đơn giản, dễ sử dụng và vô cùng an toàn của ví điện tử (do tiền thanh toán nằm ở một ví trung gian, bảo mật so với thanh toán trực tiếp từ tài khoản ngân hàng). Do đó, Doanh nghiệp nên mở các ví điện tử doanh nghiệp (như PayPal, Stripe) nhằm hỗ trợ khách hàng của mình trong việc thanh toán, từ đó kiếm được nhiều khách hàng, phát triển kinh doanh.
Câu hỏi 6: Quy trình mở ví điện tử doanh nghiệp để thanh toán quốc tế có đơn giản không?
Hiện nay, quy trình mở ví điện tử doanh nghiệp nhằm hỗ trợ hoạt động nhận, thanh toán quốc tế khá đơn giản. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp có thể sẽ gặp nhiều khó khăn như vướng limits, bị yêu cầu thẩm định tài khoản, mức chiết khấu cao mặc dù khối lượng giao dịch lớn, v.v… Hiểu được những khó khăn này, GLA cung cấp gói dịch vụ mở tài khoản PayPal Business, PayPal Pro tại Singapore, hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc quản lý ví điện tử, làm việc trực tiếp với PayPal Singapore nhằm đơn giản hóa quy trình mở ví điện tử, hỗ trợ Doanh nghiệp thuận tiện trong việc nhận tiền, thanh toán quốc tế.
2. 5 lý do bạn nên mở ví điện tử doanh nghiệp tại Singapore để thanh toán quốc tế
- Singapore là một trong những quốc gia dẫn đầu về tốc độ phát triển thanh toán điện tử nhanh nhất trên thế giới. Cụ thể, vào năm 2019 tổng giá trị thanh toán không tiền mặt của người dân Singapore đạt 831 nghìn tỷ USD.
- Kết quả ấn tượng kể trên là nhờ vào việc Singapore có trình độ dân trí cao, hiểu biết sâu về lĩnh vực ứng dụng công nghệ. Điều này hỗ trợ hoạt động thanh toán điện tử quốc tế tại Singapore ngày càng phát triển.
- Chính phủ Singapore tích cực khuyến khích sự phát triển của công nghệ thông qua các kế hoạch nhằm đưa các luật và quy định về thanh toán điện tử của mình cập nhật và có tính cạnh tranh toàn cầu nhất có thể.
- Singapore là quốc gia tập trung nhiều trụ sở khu vực của các cổng thanh toán trực tuyến quốc tế, ví điện tử quốc tế lớn nhất thế giới như PayPal, Payoneer, v.v… Do đó, Doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận được hỗ trợ của các chuyên gia từ vùng vô cùng dễ dàng, thuận tiện.
- Với hệ thống tài chính vững mạnh cùng hệ thống ngân hàng rộng lớn và uy tín, Doanh nghiệp có thể mở thêm tài khoản ngân hàng cá nhân/doanh nghiệp tại Singapore để thuận tiện kinh doanh, quản lý rủi ro dòng tiền và dễ dàng nhận/trả tiền cho đối tác, khách hàng quốc tế.
3. GLA sẽ hỗ trợ bạn mở ví điện tử tại Singapore như thế nào?
Ngày nay, bắt kịp xu hướng phát triển của thanh toán điện tử quốc tế, thanh toán trực tuyến quốc tế là việc vô cùng dễ dàng khi các chủ doanh nghiệp có thể mở các ví điện tử quốc tế hay mở tài khoản thanh toán trực tuyến quốc tế tại Singapore. Tuy nhiên, việc duy trì tài khoản sẽ không hề dễ dàng khi gặp phải những khó khăn trong lúc thực hiện giao dịch trực tuyến, cụ thể như:
- Muốn mở ví điện tử quốc tế, mở tài khoản thanh toán trực tuyến quốc tế tại Singapore nhưng chưa có pháp nhân tại Singapore.
- Chưa lựa chọn giải pháp thanh toán trực tuyến phù hợp; phân vân nên chọn cổng thanh toán Stripe, hay PayPal; mức phí dịch vụ là bao nhiêu; v.v.
- Gặp vấn đề khi thực hiện giao dịch trực tuyến (vướng limit, yêu cầu xác thực tài khoản, yêu cầu thẩm định tài khoản, v.v.)
Hiểu được những vấn đề ấy, GLA - với hiểu biết toàn diện và luôn cập nhật những thay đổi của thanh toán điện tử - sẵn sàng hỗ trợ Doanh nghiệp với các dịch vụ như sau:
- Tư vấn lựa chọn giải pháp thanh toán trực tuyến phù hợp với mô hình kinh doanh riêng
- Hỗ trợ quản lý và duy trì tài khoản thanh toán điện tử, hướng dẫn cách tối ưu hóa khi chuyển tiền quốc tế, v.v.
- Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp để thành công mở tài khoản thanh toán điện tử tại Singapore: PayPal, Stripe
- Tư vấn thành lập công ty tại Singapore nhằm trở thành pháp nhân Singapore.
- Tư vấn mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp tại Singapore.
- Dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm cho công ty Singapore.
- Hỗ trợ mở các cổng thanh toán quốc tế PayPal.
Ngoài ra, trong quá trình trao đổi thông tin, GLA sẽ đề xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp với mô hình kinh doanh nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp vạch ra chiến lược hoạt động tối ưu nhất khi mở rộng kinh doanh ra phạm vi toàn cầu.
4. Các câu hỏi thường gặp về ví điện tử
1. Các loại ví điện tử và cổng thanh toán doanh nghiệp phổ biến hiện nay là gì?
PayPal và Stripe vẫn là 2 loại cổng thanh toán và ví điện tử phổ biến nhất hiện nay, với số lượng người dùng lớn nhất. Các ví điện tử khác như Google Pay, Apple Pay, Amazon Pay vẫn có người dùng, nhưng số lượng khiêm tốn hơn 2 loại trên.
2. GLA sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp mở các cổng thanh toán quốc tế như thế nào?
Với mối quan hệ bền chặt với các đối tác toàn cầu như PayPal, Stripe, Payonner, v.v, GLA sẽ tư vấn và hỗ trợ Doanh nghiệp mở các cổng thanh toán cho Business dễ dàng, nhanh chóng, mở khóa các tính năng độc quyền, nâng cao hạn mức sử dụng.

- Doanh nghiệp dễ dàng thanh toán đa tiền tệ, thanh toán online, nhận tiền nhanh chóng thông qua các cổng thanh toán, ví điện tử tiên tiến toàn cầu
- Bên cạnh các cổng thanh toán, ví điện tử, Doanh nghiệp đủ điều kiện có thể xem xét mở các tài khoản ngân hàng cho công ty tại các trung tâm tài chính quốc tế như Singapore, Mỹ, Hồng Kông
- GLA sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp mở các cổng thanh toán, ví điện tử cho doanh nghiệp kinh doanh toàn cầu dễ dàng ,thuận tiện

Khi bắt đầu kinh doanh tại Singapore, việc lựa chọn đúng loại hình công ty là rất quan trọng. Loại hình pháp nhân lựa chọn có tác động lâu dài đến thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng kêu vốn và tiềm năng tăng trưởng lâu dài của công ty.

Singapore từ lâu đã được xem là trung tâm tài chính và kinh doanh hàng đầu tại châu Á, thu hút hàng nghìn doanh nghiệp nước ngoài đến thành lập công ty mỗi năm. Với môi trường kinh doanh minh bạch, chính sách thuế hấp dẫn và cơ sở hạ tầng hiện đại, Singapore trở thành lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động tại thị trường quốc tế. Vậy đâu là những lợi ích khi mở công ty tại Singapore? Tại sao ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn quốc gia này để khởi nghiệp hoặc mở rộng kinh doanh? Hãy cùng tìm hiểu 7 lợi ích khi doanh nghiệp mở công ty tại Singapore qua bài viết dưới đây nhé.

Với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và kết nối quốc tế thuận lợi, quốc gia này mang đến vô vàn cơ hội cho các nhà đầu tư và doanh nhân.

Các doanh nghiệp thành lập công ty tại Singapore hàng năm phải nộp một số báo cáo cho Cục thuế Singapore (IRAS) để thông báo về tình hình tài chính và hoạt động của công ty. Các báo cáo bao gồm Thu nhập chịu thuế ước tính (ECI), Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp (Form C/C-S), và một số báo cáo khác. Tuy nhiên ECI và form C/C-S là hai báo cáo quan trọng nhất doanh nghiệp tại Singapore cần phải lưu ý. Việc nộp trễ hoặc không nộp các form ECI và form C/C-S đúng thời hạn sẽ dẫn đến các mức phạt khác nhau có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Tại Singapore, người nước ngoài được phép mua nhà cho mục đích sinh sống hay đầu tư kể từ ngày 19 tháng 7 năm 2015, dựa theo luật Sở hữu Bất động sản (The Residential Property Act- RPA).

Singapore được biết đến quốc gia hàng đầu tại Châu Á luôn ứng dụng công nghệ hiện đại trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh. Theo Tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International viết tắt là TI) Singapore đứng trong top năm quốc gia dẫn đầu về sự thân thiện và minh bạch trong môi trường kinh doanh nhờ sau những nỗ lực từ chính phủ Singapore trong suốt thời gian qua. Trong đó, BizFile+ được ACRA (Cơ quan quản lý kế toán và doanh nghiệp tại Singapore) tạo ra với mục đích lưu trữ và cung cấp thông tin những doanh nghiệp được thành lập tại Singapore nhằm tăng tính minh bạch và công khai thông tin doanh nghiệp trên thị trường. Các thông tin về công ty được thành lập tại Singapore và đăng ký với ACRA đều có thể trích xuất bản điện tử trực tiếp từ cổng thông tin giao dịch của ACRA Bizfile+.

Singapore – một trong những quốc gia thịnh vượng nhất châu Á – không chỉ nổi bật với nền kinh tế phát triển mà còn với sự đa dạng về văn hóa và xã hội.
Là điểm giao thoa giữa Đông và Tây, Singapore thu hút hàng triệu người nhập cư, tạo nên một cộng đồng đa sắc tộc với những giá trị truyền thống hòa quyện cùng lối sống hiện đại.
Từ cấu trúc dân số, ngôn ngữ, tôn giáo đến các phong tục tập quán, mọi khía cạnh của đời sống xã hội Singapore đều phản ánh sự pha trộn độc đáo giữa bản sắc dân tộc và toàn cầu hóa.
Bài viết sâu của GLA sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm văn hóa, xã hội của quốc gia Sư Tử này.
1. Bức tranh xã hội
1.1. Dân số và cơ cấu dân tộc
Tính đến Tính đến năm 2024, dân số Singapore đạt khoảng 6,04 triệu người (theo cục Thống kê Singapore). Trong đó, 4,18 triệu người là cư dân, bao gồm 3,64 triệu công dân và 544.900 thường trú nhân. Số còn lại chủ yếu là lao động nước ngoài. Về cơ cấu dân tộc, người Hoa chiếm 75,9%, người Mã Lai chiếm 15%, người Ấn Độ chiếm 7,5%, và các dân tộc khác chiếm 1,6%.
1.2. Tháp tuổi và già hóa dân số
Singapore đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số. Ước tính đến năm 2030 , cứ bốn công dân Singapore sẽ có một người từ 65 tuổi trở lên. Điều này đặt ra thách thức lớn cho hệ thống y tế và an sinh xã hội của quốc gia.
1.3. Biểu tượng quốc gia và văn hóa Kiasu
Sự thịnh vượng kinh tế và ổn định chính trị có liên quan đến văn hóa dân tộc, như là khái niệm kiasu tại Singapore. Kiasu có nghĩa là "sợ mất" và đề cập đến mong muốn về nhất trong các cuộc thi, các cuộc đàm phán, và vv. Một số người nói là Kiasu giữ tiêu chuẩn cao, nhưng những người khác cho rằng nó dẫn đến một xã hội đầy cạnh tranh khốc liệt
Quốc kỳ được chia thành các phần ngang màu đỏ và trắng tượng trưng cho sự thống nhất,bình đẳng và độ tinh khiết.
Một mặt trăng lưỡi liềm màu trắng và năm ngôi sao trong một vòng tròn tượng trưng cho một quốc gia đang phát triển và các lý tưởng dân chủ, hòa bình, tiến bộ, công bằng và bình đẳng. Quốc ca và khẩu hiệu quốc gia là ở Mã Lai.
Biểu tượng khác vẽ trên các truyền thống dân tộc khác nhau. Trung Quốc, Mã Lai, Ấn Độ và vẽ trên các vật liệu mang tính biểu tượng và thực hành nghi lễ truyền thống của riêng mình và cho các mục đích riêng của họ.
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một quốc gia đa ngôn ngữ. Ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Mã Lai, và bốn ngôn ngữ chính thức là tiếng Mã Lai, tiếng Anh, Ấn Độ (Tamil) và Trung Quốc (Mandarin).
Tiếng Anh là ngôn ngữ hành chính và là phương tiện giảng dạy trong các trường học. Học sinh cũng có thể chọn một trong những "tiếng mẹ đẻ": Malay, Tamil, và Trung Quốc. Ngoài ra còn có nhiều ngôn ngữ địa phương khác.
Về tôn giáo, các tôn giáo chính tại Singapore bao gồm Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, Đạo Lão và Ấn Độ giáo.
Tỷ lệ tội phạm
Tỷ lệ tội phạm tại Singapore là một trong những mức thấp nhất trên thế giới
Singapore được biết đến là một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp nhất thế giới. Các biện pháp pháp luật nghiêm ngặt và sự tuân thủ cao của người dân đã góp phần duy trì môi trường sống an toàn và ổn định.
2. Một số tập tục văn hóa ở SIngapore
2.1. Ảnh hưởng của tôn giáo và luật lê
- Đạo Islam là tôn giáo chính ở Singapore, với nhiều quy tắc nghiêm ngặt như cấm uống rượu, cấm ăn thịt lợn và những món ăn chế biến từ lợn.
- Người Hồi giáo khi dùng bữa phải đảm bảo thực phẩm được giết mổ theo đúng giáo luật.
- Người Hindu không ăn thịt bò.
- Luật đạo Islam và chế độ Sultan góp phần duy trì sự đoàn kết và thái độ an phận trong cuộc sống của người dân.
2.2. Phong tục trong giao tiếp và sinh hoạt
Khi giao tiếp, người Singapore tránh bàn luận về chính trị, xung đột sắc tộc, hay tranh giành quyền lợi. Chủ đề phổ biến là du lịch, ẩm thực, nhà hàng và khách sạn.
Một số cử chỉ bị coi là vô lễ:
- Chỉ tay bằng ngón trỏ.
- Nắm chặt nắm tay hoặc giơ ngón giữa.
- Chắp tay vào sườn (biểu hiện của sự bực tức).
- Người Singapore có thói quen đi chân không vào nhà.
Người phụ nữ mang huyết thống Ấn Độ thường có một nốt đỏ trên trán, nam giới dùng thắt lưng màu trắng. Khi gặp nhau, họ chắp tay trước ngực để chào.
2.3. Phong tục trong ăn uống
Khi ăn cơm:
- Không được đặt đũa lên bát hoặc lên đĩa thức ăn.
- Khi không ăn nữa, đũa phải đặt trên giá, đĩa tương ớt hoặc đĩa đựng xương.
Người làm nghề hàng hải, đánh cá hoặc chèo thuyền không được lật con cá vì quan niệm việc này đồng nghĩa với việc lật tàu, gây tai họa. Họ sẽ ăn cá bằng cách tách từ trên xuống dưới.
Khi mời cơm người Hồi giáo, cần đảm bảo không có thịt lợn hoặc rượu. Khi đến nhà họ, không nên mang theo thức uống có cồn.
Trong tang lễ của người Hindu, khách viếng mặc đồ màu sẫm, đặt tiền phúng điếu với con số lẻ vào phong bì màu trắng hoặc nâu.
2.4. Quan niệm về số và màu sắc
Số may mắn:
- Người gốc Hoa thích số chẵn.
- Các số 2, 6, 8 được xem là số may mắn.
- Số xui xẻo:
- Số 4 bị xem là con số chết chóc và thường được tránh.
- Số 7, 13, 37, 69 bị coi là tiêu cực.
2.5. Quan niệm về màu sắc
Màu đỏ tượng trưng cho may mắn, tài lộc, trang nghiêm, nhiệt huyết, vui vẻ, dũng cảm, khoan dung.
- Màu hồng, xanh da trời, xanh lá cây cũng được yêu thích.
- Màu đen và tím bị xem là không may mắn, đặc biệt trong các dịp lễ hội.
2.6. Các tập tục trong lễ cưới và ngày Tết
Người Mã Lai tổ chức đám cưới với sự tham gia của hầu hết người trong thôn bản. Khi khách ra về, họ thường nhận được một quả trứng luộc chín với ý nghĩa chúc đông con, đông cháu.
Trong dịp Tết, người Hoa biếu nhau 2 quả cam để lấy lộc.
Một số điều kiêng kỵ trong ngày đầu năm mới:
- Không quét dọn nhà cửa, không gội đầu để tránh mất may mắn.
- Không làm vỡ đồ đạc, đặc biệt là gương.
- Không mặc đồ trắng.
- Không dùng kim hoặc kéo vì chúng có thể mang đến vận hạn.
2.7. Kiêng kỵ trong tặng quà
Một số vật không nên tặng vì mang ý nghĩa xui rủi:
- Đồng hồ: điềm tang tóc.
- Khăn tay: điềm chia ly.
- Chiếc dù: điềm rủi ro.
2.8. Quy tắc hút thuốc và xử phạt
Người dân Singapore không khuyến khích hút thuốc.
Ở một số nơi như thang máy, rạp chiếu phim, phương tiện giao thông công cộng và văn phòng, hút thuốc bị nghiêm cấm. Vi phạm có thể bị phạt 500 SGD.
Khi ở nơi công cộng, nếu muốn hút thuốc, cần hỏi ý kiến và được sự đồng ý của người xung quanh.
2.9. Lưu ý trong lời chúc
Người Singapore rất kỵ câu "chúc phát tài", vì họ hiểu từ "tài" là "tài bất nghĩa" hoặc "phúc bất nhân". Câu này có thể bị coi là lời mỉa mai hoặc sỉ nhục.
GLA sẽ hỗ trợ bạn mở công ty và làm việc tại Singapore như thế nào?
GLA giúp bạn thiết lập doanh nghiệp và vận hành tại Singapore một cách hiệu quả, tuân thủ pháp lý.
Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
- Hỗ trợ đăng ký công ty với ACRA.
- Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp.
- Thiết lập hệ thống kế toán và thuế chuẩn quốc tế.
- Đăng ký giấy phép kinh doanh cần thiết.
- Hỗ trợ visa làm việc và giấy phép lao động.
- Kết nối với đối tác, khách hàng và nguồn nhân lực tại Singapore.
Câu hỏi thường gặp về văn hóa, xã hội Singapore
1. Singapore có bao nhiêu dân tộc chính?
Singapore có bốn nhóm dân tộc chính: Người Hoa (75,9%), Người Mã Lai (15%), Người Ấn Độ (7,5%), và các dân tộc khác (1,6%).
2. Tại sao văn hóa Singapore có sự pha trộn độc đáo?
Do vị trí giao thoa giữa Đông và Tây, cộng đồng đa sắc tộc và chính sách hội nhập văn hóa của chính phủ Singapore.
3. Những điều cần lưu ý khi giao tiếp ở Singapore?
Bạn nên tránh bàn về chính trị, tôn giáo; không chỉ tay bằng ngón trỏ; chắp tay trước ngực khi chào người gốc Ấn.
4. Có những điều kiêng kỵ nào trong phong tục tặng quà?
Bạn không nên tặng đồng hồ, khăn tay, dù vì mang ý nghĩa xui rủi hoặc chia ly.

- Singapore là quốc gia đa sắc tộc với nền văn hóa pha trộn giữa truyền thống và hiện đại.
- Ngôn ngữ chính thức gồm tiếng Anh, Mã Lai, Tamil và Trung Quốc (Mandarin).
- Các phong tục văn hóa có ảnh hưởng lớn từ tôn giáo và truyền thống dân tộc.
- GLA hỗ trợ bạn phát triển và hoạt động tại Singapore dễ dàng với dịch vụ tư vấn toàn diện.

Singapore là trung tâm tài chính và thương mại hàng đầu châu Á, nơi các doanh nghiệp quốc tế tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường. Để kết nối hiệu quả và nhận được sự hỗ trợ cần thiết, việc tham gia vào các hiệp hội kinh doanh tại đây là bước đi không thể bỏ qua.

Sau khi thành lập công ty tại Singapore, bên cạnh sử dụng các Dịch vụ Giám đốc chỉ định và thư ký, dịch vụ văn phòng, nhiều khách hàng của GLA còn mong muốn đăng ký một số sim điện thoại tại Singapore và roaming về Việt Nam để có thể nhanh chóng trả lời, chăm sóc, tư vấn, phản ánh cho các khách hàng quốc tế của mình.

Ở Singapore, phần lớn các doanh nghiệp đều nộp thuế đúng hạn; một phần do tinh thần thượng tôn pháp luật ở quốc gia này, một phần khác do sự nghiêm khắc trong hình phạt dành cho các doanh nghiệp chậm nộp/không nộp thuế. Ngoài khoản tiền phạt, Cục Thuế nội địa Singapore (IRAS) còn áp dụng các biện pháp cưỡng chế nếu doanh nghiệp vẫn không thực hiện nghĩa vụ thuế.

Singapore, với vị thế là một trung tâm logistics hàng đầu thế giới, đang thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, việc thành lập và vận hành một công ty logistics tại Singapore không hề đơn giản, đòi hỏi doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thủ tục hành chính phức tạp và cạnh tranh khốc liệt.

Tìm hiểu về thuế cho công ty tại Singapore là một việc phức tạp, nhưng việc hiểu rõ các khoản thuế, chính sách thuế dành cho công ty của bạn tại Singapore là chìa khóa để lập kế hoạch tài chính thông minh.

Chuẩn mực kế toán là nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì tính minh bạch và tuân thủ quy định tài chính. Tại Singapore, các công ty phải áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Singapore (SFRS) – hệ thống dựa trên IFRS nhằm đảm bảo tính nhất quán và đáng tin cậy trong báo cáo tài chính. Vậy SFRS có gì đặc biệt? Doanh nghiệp nhỏ có thể áp dụng chuẩn mực đơn giản hơn không? Hãy cùng tìm hiểu để đảm bảo công ty bạn luôn tuân thủ quy định kế toán công ty Singapore một cách hiệu quả.

Đầu tư cổ phiếu nói riêng hay đầu tư chứng khoán nói chung tại Singapore - điểm đến kinh doanh được đánh giá cao hàng đầu châu Á - là một lựa chọn đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi những lợi thế vốn có của một thị trường tài chính minh bạch cùng những chính sách ưu đãi từ Chính phủ.