Hệ thống thuế kế toán tại Hồng Kông: Doanh nghiệp cần biết gì?




Nội dung bài viết
- 1. Lịch sử phát triển hệ thống thuế tại Hồng Kông
- 2. Tiêu chuẩn kế toán tại Hồng Kông
- 3. Quản lý ngoại hối (Foreign Exchange Control) tại Hồng Kông
- 4. Các loại thuế chính tại Hồng Kông
- 5. Các vấn đề thuế quan trọng doanh nghiệp Hồng Kông cần lưu ý
- 6. Chính sách thuế đối với thu nhập từ nước ngoài (Offshore Claim) Hồng Kông
- 7. Chính sách thuế đối với doanh nghiệp xuyên biên giới
- 8. GLA hỗ trợ Doanh nghiệp về khai báo thuế kế toán tại Hồng Kông như thế nào?
- 9. Những câu hỏi thường gặp về hệ thống thuế tại Hồng Kông
Có rất nhiều lý do tại sao doanh nhân và nhà đầu tư nước ngoài nên chọn Hồng Kông là điểm đến để đầu tư, thành lập và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình như:
- Sự thuận tiện trong việc thành lập, hoạt động kinh doanh tại Hồng Kông
- Gần thị trường Trung Quốc đại lục
- Hệ thống thuế hấp dẫn - với mức thuế suất thu nhập cá nhân và doanh nghiệp thấp, không có thuế đánh trên thặng dư vốn (capital gains tax), không có thuế giá trị gia tăng VAT, thuế tiêu thụ (sales tax), không có thuế khấu trừ (withholding tax) đánh trên cổ tức, lãi hoặc các lợi ích an sinh xã hội.
Bài viết này bởi GLA nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về hệ thống thuế ở Hồng Kông. Đồng thời cung cấp các thông tin chi tiết về từng loại thuế cụ thể. Bằng cách đưa chính sách thuế hấp dẫn này vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo định hướng, Hồng Kông ngày càng khẳng định vị trí của mình như một trong những địa điểm ưa thích cho hầu hết các doanh nhân toàn cầu và các doanh nghiệp kinh doanh.
1. Lịch sử phát triển hệ thống thuế tại Hồng Kông
- Cục Pháp lệnh Doanh thu nội địa (Inland Revenue Ordinance IRO) được thiết lập lần đầu tiên vào năm 1947 để áp đặt và thu các loại thuế thu nhập tại Hồng Kông. Cơ chế hoạt động này dựa trên gói lập pháp được phát triển bởi Vương quốc Anh cho các thuộc địa của nó. Kết quả là Pháp lệnh Doanh thu nội địa IRO rất giống với hệ thống thuế tại Anh, Úc, Nam Phi và khối quốc gia thịnh vượng chung khác. Khi hệ thống thuế lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1940,nó được dự định sẽ là một biện pháp tạm thời - và sẽ được thay thế trong vòng một năm hoặc lâu hơn, với mức thuế cao hơn.
- Trong khoảng thời gian từ 1945 - 1970 không có cải cách thuế, mặc dù hai ủy ban xem xét đã được thành lập vào năm 1954 và 1967. Trong những năm 1970, Hồng Kông đã phát triển nhanh chóng và trở thành một thành phố, quốc gia hiện đại nổi bật với trung tâm tài chính và trung tâm thương mại quốc tế quan trọng. Sự phát triển vượt bậc đó đã dần đến sự cần thiết phải cải cách cơ cấu trong hệ thống thuế nhằm tăng chi tiêu công và mức thuế. Do đó, Ủy ban xem xét thứ ba được hình thành. Tuy nhiên, chính quyền thực dân đã không chấp nhận các kiến nghị đề xuất. Kết quả là, hệ thống thuế mặc dù được thành lập vào những năm 1940 nhưng phần lớn vẫn không thay đổi.
- Năm 1997, Chính phủ đã ban hành một tài liệu tư vấn trên hệ thống thuế lợi nhuận, kêu gọi các đề xuất về làm thế nào để tăng khả năng cạnh tranh về thuế và môi trường kinh doanh của Hồng Kông. Như một kết quả của sáng kiến này, một số đề xuất đã được giới thiệu vào năm 1998. Một ủy ban xem xét tiếp theo được thành lập vào năm 2002, trong đó đề xuất việc giới thiệu về thuế Hàng hóa và dịch vụ (GST). Chính phủ xem xét nghiêm túc giới thiệu GST nhưng từ chối đề xuất trong tháng 12 năm 2006 do sự phản đối rộng rãi công chúng.
2. Tiêu chuẩn kế toán tại Hồng Kông
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2005, Hồng Kông đã áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính (Financial Reporting Standards FRS) tuân thủ theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (International Financial Reporting Standards IFRS), do Ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting Standards Board IASB) ban hành.
Hồng Kông yêu cầu tất cả doanh nghiệp phải lưu trữ sổ sách kế toán ít nhất 7 năm và thực hiện kiểm toán hàng năm.
Yêu cầu kiểm toán:
- Công ty TNHH phải thuê kiểm toán viên độc lập để xác nhận báo cáo tài chính.
- Công ty tư nhân nhỏ có thể được miễn kiểm toán nếu doanh thu dưới 50 triệu HKD/năm.
Hình phạt nếu không tuân thủ:
- Phạt đến 100.000 HKD nếu không lưu giữ sổ sách đầy đủ.
- Doanh nghiệp có thể bị điều tra thuế và bị phạt nếu có dấu hiệu vi phạm.
3. Quản lý ngoại hối (Foreign Exchange Control) tại Hồng Kông
Không kiểm soát ngoại hối: Hồng Kông không áp dụng kiểm soát ngoại hối, cho phép dòng tiền tự do luân chuyển.
Tự do giao dịch ngoại tệ:
- Doanh nghiệp và cá nhân được phép giữ, mua bán và chuyển đổi ngoại tệ mà không bị hạn chế.
- Không có giới hạn về số lượng ngoại tệ chuyển vào hoặc ra khỏi Hồng Kông.
Không yêu cầu kê khai nguồn gốc tiền tệ:
- Không cần xin phép trước khi giao dịch hoặc chuyển tiền quốc tế.
- Tuy nhiên, các giao dịch lớn có thể bị giám sát để phòng chống rửa tiền.
Không áp dụng thuế giao dịch ngoại hối:
- Lãi/lỗ từ giao dịch ngoại hối không bị đánh thuế.
Giao dịch bằng Nhân dân tệ (RMB) thuận lợi:
- Hồng Kông là trung tâm giao dịch RMB quốc tế lớn nhất.
- Doanh nghiệp có thể mở tài khoản RMB và thực hiện thanh toán xuyên biên giới dễ dàng.
Quy định phòng chống rửa tiền (AML - Anti-Money Laundering):
- Các ngân hàng và tổ chức tài chính phải báo cáo giao dịch đáng ngờ.
- Giao dịch trên 120.000 HKD hoặc tương đương có thể bị yêu cầu cung cấp thông tin.
4. Các loại thuế chính tại Hồng Kông
4.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Hồng Kông
Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Hồng Kông:
- Cá nhân kinh doanh, công ty tư nhân, công ty TNHH, đối tác hợp danh, tổ chức, quỹ tín thác có lợi nhuận phát sinh tại Hồng Kông.
- Không đánh thuế đối với lợi nhuận phát sinh ngoài Hồng Kông (có thể yêu cầu miễn thuế nếu chứng minh thu nhập có nguồn gốc từ nước ngoài).
- Lợi nhuận từ giao dịch vốn (capital gains) không bị đánh thuế.
Hồng Kông áp dụng hệ thống thuế suất hai bậc cho doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (Công ty TNHH, công ty cổ phần, v.v.)
- 8.25% cho lợi nhuận chịu thuế đến 2 triệu HKD đầu tiên.
- 16.5% cho phần lợi nhuận vượt quá 2 triệu HKD.
- Doanh nghiệp cá nhân (hộ kinh doanh, công ty hợp danh, v.v.)
- 7.5% cho lợi nhuận chịu thuế đến 2 triệu HKD đầu tiên.
- 15% cho phần lợi nhuận vượt quá 2 triệu HKD.
- Các công ty có liên kết chỉ được phép áp dụng thuế suất thấp cho một công ty trong nhóm.
Chi tiết về thuế thu nhập doanh nghiệp tham khảo tại bài viết: Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Hồng Kông chi tiết từ A-Z.
4.2 Thuế cá nhân (Personal Tax) Hồng Kông
Đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, thưởng, trợ cấp, lương hưu từ nguồn Hồng Kông.
- Thành viên hội đồng quản trị của công ty có trụ sở tại Hồng Kông, ngay cả khi làm việc ở nước ngoài.
- Nhân viên nước ngoài làm việc tại Hồng Kông.
Cá nhân không chịu thuế nếu:
- Là nhân viên không cư trú, làm việc tại Hồng Kông dưới 60 ngày/năm.
- Thu nhập nhận từ nước ngoài không có liên quan đến Hồng Kông.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân tại Hồng Kông
Hồng Kông áp dụng 2 phương pháp tính thuế:
- Thuế suất lũy tiến (Progressive Tax Rate) từ 2% đến 17%, sau khi trừ đi các khoản miễn giảm.
- Thuế suất cố định (Standard Tax Rate) 15% trên tổng thu nhập chịu thuế.
Cách tính nào cho ra số tiền thuế phải nộp thấp hơn thì Cục thuế Hồng Kông sẽ áp dụng cách tính thuế đó.
Mức thu nhập chịu thuế (HKD) | Mức thuế suất |
0 - 50.000 | 2% |
50.001 - 100.000 | 6% |
100.001 - 150.000 | 10% |
150.001 - 200.000 | 14% |
Trên 200.000 | 17% |
4.3 Thuế khấu trừ (Witholding Tax)
Tiền bản quyền và phí trả cho nghệ sĩ, vận động viên không cư trú cho phần trình diễn của họ tại Hồng Kông chịu thuế khấu trừ vào lợi nhuận chịu thuế của họ. Không có thuế khấu trừ áp dụng đối với cổ tức và lãi.
Hồng Kông không đánh thuế khấu trừ đối với:
- Cổ tức (Dividends) – Không có thuế khấu trừ khi chi trả cổ tức.
- Lãi vay (Interest) – Không có thuế khấu trừ đối với lãi vay trả cho đối tượng nước ngoài.
- Lợi nhuận kinh doanh – Không có thuế khấu trừ đối với lợi nhuận doanh nghiệp chuyển ra nước ngoài.
Hồng Kông chỉ áp dụng thuế khấu trừ với một số khoản thanh toán sau:
- Phí bản quyền (Royalties) trả cho cá nhân hoặc công ty nước ngoài.
- Phí dịch vụ kỹ thuật hoặc tư vấn từ nhà cung cấp nước ngoài (trong một số trường hợp cụ thể).
4.4 Thuế giá trị gia tăng (VAT Tax)
Hồng Kông không áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT Tax) hoặc thuế tiêu thụ (Sales tax).
4.5 Thuế bất động sản (Property Tax) tại Hồng Kông
Thuế bất động sản tại Hồng Kông áp dụng đối với thu nhập từ việc cho thuê bất động sản (nhà ở, văn phòng, mặt bằng thương mại, bãi đỗ xe, v.v.) nằm trên lãnh thổ Hồng Kông.
- Người phải nộp thuế: Chủ sở hữu bất động sản (cá nhân hoặc tổ chức).
- Tính thuế theo nguồn gốc địa lý: Chỉ đánh thuế với bất động sản nằm tại Hồng Kông.
Không áp dụng thuế bất động sản cho:
- Chủ sở hữu không có doanh thu từ cho thuê.
- Doanh nghiệp đã đóng thuế lợi nhuận (Profits Tax) đối với thu nhập từ bất động sản.
Mức thuế suất và cách tính thuế bất động sản tại Hồng Kông
- Thuế suất cố định: 15% trên giá trị ròng của thu nhập từ cho thuê.
4.6 Thuế tem (Stamp Duty) Hồng Kông
Thuế trước bạ (Stamp Duty) tại Hồng Kông là khoản thuế áp dụng khi giao dịch các tài sản bất động sản và chứng khoán. Thuế này được đánh trên giá trị giao dịch và có mức thuế suất khác nhau tùy vào loại tài sản.
Áp dụng cho các giao dịch:
- Mua bán bất động sản (nhà ở, thương mại, đất đai).
- Chuyển nhượng chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng đầu tư).
- Một số tài liệu pháp lý có giá trị (hợp đồng, chứng từ tài chính).
Không áp dụng cho:
- Bất động sản do chính phủ sở hữu.
- Giao dịch chứng khoán không diễn ra tại Hồng Kông.
- Chuyển nhượng tài sản giữa công ty mẹ và công ty con đủ điều kiện.
Mức thuế trước bạ cố định 15% được áp dụng từ ngày 5/11/2016 đối với:
- Công ty hoặc cá nhân không phải thường trú nhân Hồng Kông khi mua bất động sản.
- Cá nhân thường trú nhân Hồng Kông mua bất động sản thứ hai trở lên.
4.7 Thuế đánh trên cổ tức (Divident tax) tại Hồng Kông
Thu nhập từ cổ tức, dù có nguồn gốc từ Hồng Kông hay nước ngoài, đều không bị đánh thuế, cụ thể:
Không đánh thuế cổ tức:
- Doanh nghiệp không bị đánh thuế khi phân phối cổ tức cho cổ đông.
- Cổ đông cá nhân hoặc tổ chức nhận cổ tức cũng không phải đóng thuế.
Không có thuế khấu trừ tại nguồn (Withholding Tax):
- Cổ tức chuyển ra nước ngoài không bị khấu trừ thuế.
- Không quan trọng người nhận là cá nhân hay tổ chức nước ngoài.
4.8 Thuế theo lãnh thổ (Tax jurisdiction)
Hồng Kông tuân thủ theo hệ thống thuế theo lãnh thổ. Nói cách khác, điều đó có nghĩa là thuế sẽ chỉ được tính trên lợi nhuận phát sinh, hay có nguồn gốc từ các giao dịch, doanh nghiệp tại Hồng Kông. Thuế sẽ không được áp dụng cho phần lợi nhuận có nguồn gốc ngoài lãnh thổ Hồng Kông. Do đó, nếu công ty/ cá nhân thành lập công ty tại Hồng Kông nhưng lợi nhuận lại có nguồn gốc ngoài lãnh thổ ở Hồng Kông, công ty/ cá nhân ấy sẽ không chịu trách nhiệm trả thuế cho phần lợi nhuận ấy, cho dù phần lợi nhuận đó đã được chuyển về Hồng Kông hay chưa.
Nguyên tắc đánh thuế theo lãnh thổ này không phân biệt giữa người cư trú và người không cư trú. Chẳng hạn nếu cá nhân là cư dân thường trú tại Hồng Kông nhưng lợi nhuận kiếm được có nguồn gốc từ nơi khác, cá nhân đó sẽ không phải nộp bất cứ khoản thuế nào cho phần lợi nhuận đó. Tương tự như vậy, nếu một cá nhân không cư trú tại Hồng Kông nhưng lại có lợi nhuận từ Hông Kông, cá nhân đó sẽ phải nộp thuế cho phần lợi nhuận tại Hồng Kông đó.
Việc doanh nghiệp có đang hoạt động kinh doanh tại Hồng Kông, hoặc lợi nhuận có nguồn gốc tại Hồng Kông hay không luôn là điều băn khoăn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số hướng dẫn có thể được tìm thấy trong các vụ việc đã được cân nhắc, xem xét bởi tòa án Hồng Kông và các quốc gia áp dụng hệ thống thông luật khác.
4.9 Hệ thống thuế đơn tầng
Hồng Kông áp dụng hệ thống thuế đơn tầng; điều đó có nghĩa là không có thuế đánh trên cổ tức.
4.10 Thuế đánh trên thặng dư vốn (Capital Gains Tax)
Hồng Kông không đánh thuế trên thặng dư vốn (no capital gains tax in Hong Kong).
4.11 Thuế hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt (Custom and Excise Duty)
Hồng Kông là một cảng tự do. Không có thuế nhập khẩu trên hàng hóa nói chung ngoài trừ đối với rượu, thuốc lá, dầu hydrocarbon và methyl alcohol. Đối với thuốc lá, dầu hydrocarbon và methyl alcohol, thuế được đánh cụ thể trên một đơn vị khối lượng. Đối với rượu, thuế được đánh tính theo tỷ lệ phần trăm khác nhau dựa trên nồng độ cồn của nó. Không có thuế tiêu thụ đặc biệt (excise duty) hoặc thuế xuất khẩu (exports) từ Hồng Kông.
4.12 Thuế trọ (Hotel Accommodation Tax/HAT)
Thuế này được áp dụng đối với các chủ sở hữu, người cung cấp khách sạn ăn nghỉ tại nhà. Từ ngày 01 tháng bảy năm 2008, Chính phủ từ bỏ việc thu thuế HAT. Thuế suất thuế được giảm xuống 0% (thuế suất đã từng là 3% cho giai đoạn đến 30 tháng 6 năm 2008) trên tất cả các chi phí ăn nghỉ trả khách.
4.13 Thuế tài sản thừa kế (Estate Duty) Hồng Kông
Còn được gọi là "death tax" hoặc thuế thừa kế (inheritance tax) ở một số nước, thuế này đã được bãi bỏ kể từ 10 tháng 2 năm 2006.
5. Các vấn đề thuế quan trọng doanh nghiệp Hồng Kông cần lưu ý
5.1 Tạm hoãn thuế tạm thời (Provisional Tax Holdover)
Hệ thống thuế tại Hồng Kông yêu cầu doanh nghiệp nộp trước một phần thuế dựa trên thu nhập năm trước, gọi là thuế tạm thời (Provisional Tax). Doanh nghiệp có thể yêu cầu tạm hoãn hoặc giảm thuế nếu:
- Lợi nhuận năm nay dự kiến giảm hơn 90% so với năm trước.
- Công ty có lỗ lũy kế để bù trừ vào thu nhập chịu thuế.
- Công ty ngừng hoạt động trước khi kết thúc năm tài chính.
Thời hạn nộp đơn hoãn thuế:
- Ít nhất 28 ngày trước hạn thanh toán.
- Trong vòng 14 ngày kể từ khi nhận thông báo thuế.
5.2 Xử lý vi phạm kê khai thuế và hình phạt
Doanh nghiệp cần đảm bảo tờ khai thuế được kê khai trung thực, nếu không sẽ phải đối mặt với các hình phạt sau:
Nộp thuế muộn:
- Phạt 5% trên số tiền thuế chưa thanh toán.
- Nếu tiếp tục chậm, phạt thêm 10% và có thể bị kiện.
Khai sai hoặc gian lận thuế:
- Phạt tối đa 10.000 HKD và có thể bị truy thu gấp 3 lần số thuế thiếu.
- Trường hợp nghiêm trọng có thể bị phạt 50.000 HKD và 3 năm tù.
Cách tránh vi phạm:
- Lưu giữ đầy đủ hồ sơ kế toán trong ít nhất 7 năm.
- Kiểm toán định kỳ và đảm bảo
5.3 Ruling thuế trước khi áp dụng (Advance Ruling)
Doanh nghiệp có thể yêu cầu Cục Thuế Hồng Kông (HKIRD) đưa ra phán quyết trước (Advance Ruling) để xác định cách tính thuế trong một số tình huống đặc biệt, giúp giảm rủi ro tranh chấp về thuế sau này.
Tình huống nên yêu cầu Advance Ruling:
- Xác định doanh thu phát sinh ngoài Hồng Kông có chịu thuế hay không.
- Trường hợp chuyển giá giữa công ty mẹ và công ty con.
- Giao dịch mua bán tài sản có bị đánh thuế thặng dư vốn hay không.
Thời gian xử lý: Thường mất 2-3 tháng.
5.4 Xử lý tranh chấp thuế (Tax Dispute Resolution)
Nếu doanh nghiệp không đồng ý với quyết định thuế của HKIRD, có thể:
- Gửi đơn khiếu nại chính thức trong vòng 1 tháng từ ngày nhận thông báo thuế.
- Yêu cầu đàm phán hoặc hòa giải với Cục Thuế Hồng Kông.
- Khởi kiện ra Tòa Án Thuế nếu tranh chấp không được giải quyết.
Lưu ý: Trong thời gian khiếu nại, doanh nghiệp vẫn phải nộp thuế, nhưng có thể yêu cầu hoàn thuế sau khi giải quyết.
5.5 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (Double Taxation Avoidance - DTA)
Hồng Kông đã ký kết hơn 40 hiệp định thuế với các quốc gia nhằm tránh việc một khoản thu nhập bị đánh thuế hai lần.
Doanh nghiệp được hưởng lợi nếu:
- Có hoạt động kinh doanh ở nước ngoài và muốn tránh bị đánh thuế hai lần.
- Chuyển lợi nhuận hoặc cổ tức về Hồng Kông.
- Nhân viên nước ngoài làm việc tại Hồng Kông nhưng đóng thuế ở nước khác.
Các quốc gia có hiệp định thuế với Hồng Kông: Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Mỹ, v.v.
6. Chính sách thuế đối với thu nhập từ nước ngoài (Offshore Claim) Hồng Kông
Hồng Kông áp dụng nguyên tắc đánh thuế theo lãnh thổ, tức là chỉ đánh thuế trên thu nhập phát sinh tại Hồng Kông.
Doanh nghiệp có thể yêu cầu miễn thuế (Offshore Claim) nếu:
- Không có văn phòng hoặc nhân sự tại Hồng Kông.
- Hợp đồng được ký kết và thực hiện hoàn toàn bên ngoài Hồng Kông.
- Không lưu trữ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ tại Hồng Kông.
Cần chuẩn bị bằng chứng để chứng minh giao dịch thực sự diễn ra ngoài Hồng Kông.
7. Chính sách thuế đối với doanh nghiệp xuyên biên giới
Doanh nghiệp tại Hồng Kông thường giao dịch với các đối tác quốc tế, nên cần lưu ý:
Đầu tư inbound (doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Hồng Kông)
- Nếu doanh nghiệp có trụ sở thường trú (Permanent Establishment) tại Hồng Kông, lợi nhuận phát sinh tại đây sẽ bị đánh thuế.
- Nếu không có PE, thu nhập có thể được miễn thuế.
Đầu tư outbound (doanh nghiệp Hồng Kông đầu tư ra nước ngoài)
- Lợi nhuận kiếm được bên ngoài Hồng Kông thường không bị đánh thuế tại Hồng Kông.
- Tuy nhiên, có thể chịu thuế tại quốc gia mà công ty đầu tư vào.
Lưu ý về thuế khấu trừ (Withholding Tax):
- Một số quốc gia áp dụng thuế khấu trừ tại nguồn đối với cổ tức, lãi suất hoặc phí bản quyền chuyển ra nước ngoài.
8. GLA hỗ trợ Doanh nghiệp về khai báo thuế kế toán tại Hồng Kông như thế nào?
GLA là một trong những đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực kế toán, thuế và tuân thủ pháp lý tại Hồng Kông. Dưới đây là những dịch vụ GLA cung cấp để giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc khai báo thuế kế toán tại Hồng Kông.
- Cung cấp dịch vụ kế toán và lập báo cáo tài chính công ty Hồng Kông
- Ghi nhận giao dịch tài chính theo hệ thống kế toán chuyên nghiệp.
- Lập báo cáo tài chính hàng năm phù hợp với quy định của Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Hồng Kông (HKICPA).
- Tư vấn tối ưu hóa chi phí để đảm bảo doanh nghiệp vận hành hiệu quả và đúng quy định.
- Hỗ trợ khai báo thuế tại Hồng Kông
- Chuẩn bị và nộp hồ sơ thuế doanh nghiệp (Profits Tax Return) theo yêu cầu của Cục thuế Hồng Kông (HKIRD).
- Tính toán thuế thu nhập cá nhân (Salaries Tax) cho nhân sự, bao gồm cả lao động nước ngoài làm việc tại Hồng Kông.
- Khai báo và xử lý thuế tài sản (Property Tax) nếu doanh nghiệp có bất động sản cho thuê tại Hồng Kông.
- Đánh giá và tối ưu thuế suất, đặc biệt là áp dụng các ưu đãi thuế theo luật hiện hành.
- Kiểm toán và tuân thủ pháp lý với công ty thành lập tại Hồng Kông
- Tư vấn và kết nối kiểm toán viên phù hợp với ngành nghề và quy mô công ty.
- Chuẩn bị hồ sơ tài chính đầy đủ trước khi nộp cho kiểm toán viên.
- Giải trình với cơ quan thuế nếu có yêu cầu kiểm tra.
- Hỗ trợ xử lý các vấn đề thuế phát sinh
- Trao đổi với Cục thuế Hồng Kông (HKIRD) để giải trình các vấn đề liên quan.
- Chuẩn bị hồ sơ và bằng chứng để chứng minh tính hợp lệ của các khoản thu chi.
- Hỗ trợ xin gia hạn thời gian nộp thuế hoặc điều chỉnh báo cáo thuế.
9. Những câu hỏi thường gặp về hệ thống thuế tại Hồng Kông
Hệ thống thuế Hồng Kông có những loại thuế chính nào?
Hồng Kông áp dụng một số loại thuế chính: Thuế lợi nhuận (Profits Tax), Thuế thu nhập cá nhân (Salaries Tax), Thuế tài sản (Property Tax), Thuế trước bạ (Stamp Duty) và Thuế hải quan (Customs Duty), v.v.
Mức thuế suất thuế lợi nhuận là bao nhiêu?
- Công ty TNHH: 8,25% cho 2 triệu HKD đầu tiên, 16,5% cho phần lợi nhuận vượt quá.
- Doanh nghiệp tư nhân và hợp danh: 7,5% cho 2 triệu HKD đầu tiên, 15% cho phần vượt quá.
Thuế thu nhập cá nhân (Salaries Tax) được tính như thế nào?
Có hai cách tính:
- Thuế suất lũy tiến từ 2% - 17% sau khi trừ các khoản miễn giảm.
- Thuế suất cố định 15% nếu có lợi hơn cho người nộp thuế.
Thuế tài sản (Property Tax) áp dụng cho ai và mức thuế là bao nhiêu?
Chủ sở hữu bất động sản cho thuê phải nộp thuế tài sản với mức thuế suất 15% trên giá trị thu nhập ròng từ cho thuê.
Những ai có thể được miễn thuế tài sản?
Các công ty đã nộp thuế lợi nhuận cho thu nhập từ cho thuê có thể xin miễn thuế tài sản.
Có những ưu đãi thuế nào cho doanh nghiệp không?
Có, như khấu trừ chi phí mua máy móc sản xuất, phần mềm máy tính, thiết bị thân thiện môi trường, và thu nhập từ trái phiếu dài hạn.
Doanh nghiệp Hồng Kông có thể khai báo lỗ để khấu trừ thuế trong tương lai không?
Có, lỗ thuế trong một năm có thể được chuyển sang năm sau để khấu trừ lợi nhuận chịu thuế.
Hồng Kông có thỏa thuận tránh đánh thuế hai lần (DTA) với các nước nào?
Hồng Kông đã ký kết thỏa thuận DTA với hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Anh, Mỹ, v.v.

- Nguyên tắc lãnh thổ (Territorial Source Principle): Chỉ những khoản thu nhập phát sinh tại Hồng Kông mới bị đánh thuế. Thu nhập kiếm được từ nước ngoài, ngay cả khi chuyển về Hồng Kông, thường không phải chịu thuế.
- Thuế lợi nhuận (Profits Tax) linh hoạt cho doanh nghiệp: Công ty được hưởng mức thuế suất ưu đãi 8.25% cho 2 triệu HKD lợi nhuận đầu tiên và 16.5% cho phần còn lại. Các khoản chi phí kinh doanh hợp lệ như lãi vay, tiền thuê nhà, nghiên cứu & phát triển có thể được khấu trừ thuế.
- Hạn chế đánh thuế kép (Double Taxation Avoidance): Hồng Kông đã ký kết hơn 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, giúp doanh nghiệp và cá nhân có thể tận dụng các lợi ích thuế trong kinh doanh quốc tế.
- Không áp thuế giá trị gia tăng (VAT) hoặc thuế doanh thu: Không giống nhiều quốc gia khác, Hồng Kông không áp dụng VAT hoặc thuế doanh thu, giúp giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.

Bài viết được đăng bởi GLA vào 23/12/2015. Bản quyền và nội dung đi kèm thuộc sở hữu trí tuệ của GLA. Tất cả các quyền được bảo lưu.
Hướng dẫn và nội dung mang tính thông tin chung, không nhằm đưa ra hướng dẫn và tư vấn cụ thể về kế toán, thuế, pháp lý hay các tư vấn chuyên môn khác. Độc giả cần tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn đối với các vấn đề cụ thể.