Chuyên trang kim chỉ nam cho mọi doanh nghiệp, cung cấp thông tin hữu ích về đầu tư quốc tế, thành lập công ty tại nước ngoài.
logo

Quy trình mở tài khoản PayPal Business cho doanh nghiệp nước ngoài từ A-Z

google folders Theo dõi GLA trên google news
Intro image
Đăng ký xem tin Submit
google folders Theo dõi GLA trên google news

Tăng 54% tỉ lệ thanh toán giao dịch của khách hàng là số liệu ghi nhận khi các website, nền tảng thương mại điện tử sử dụng thanh toán PayPal.

Chính vì vậy nhu cầu mở tài khoản PayPal tại nước ngoài để dễ dàng nhận thanh toán từ khách hàng quốc tế là một trong những nhu cầu quan trọng của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.

Tài khoản PayPal Business với những ưu điểm dễ dàng nhận thanh toán từ nhiều hình thức Visa, Master Card, v.v. cùng các bộ công cụ hỗ trợ doanh nghiệp quốc tế kinh doanh online thuận lợi. 

Bài viết này GLA sẽ giúp doanh nghiệp hiểu về tầm quan trọng của tài khoản PayPal Business, những lợi ích hấp dẫn và quy trình mở tài khoản PayPal Business chi tiết từ A-Z cho công ty nước ngoài tại Singapore, Hồng Kông, Mỹ, v.v.

1. PayPal Business là gì?

PayPal Business là giải pháp thanh toán trực tuyến toàn cầu, giúp khách hàng trên khắp thế giới dễ dàng thực hiện giao dịch thanh toán/mua hàng cho doanh nghiệp thông qua trang web, các trang thương mại điện tử mua hàng. Doanh nghiệp có thể dễ dàng rút tiền từ tài khoản PayPal về tài khoản ngân hàng doanh nghiệp đã liên kết. 

Những tính năng vượt trội của tài khoản PayPal Business bao gồm:

  • Thanh toán quốc tế dễ dàng: Khách hàng trên khắp thế giới có thể dễ dàng thanh toán với các loại tiền tệ khác nhau bằng đa dạng phương thức thanh toán trên website, sàn thương mại điện tử như: Visa, Master Card, PayPal, v.v. 
  • Khả năng bảo mật cao: PayPal sử dụng các công nghệ mã hóa tiên tiến để bảo vệ thông tin tài chính của doanh nghiệp và khách hàng.
  • Tích hợp với nhiều nền tảng trực tuyến đa dạng: PayPal đang liên kết với hơn 10,000 nền tảng thương mại điện tử trực tuyến như: Shopify, BigCommerce, WooCommerce, Wix, Etsy, Ebay, GoDaddy.
  • Phí giao dịch cạnh tranh: Chi phí giao dịch minh bạch và hợp lý. 
  • Chính sách đảm bảo an toàn cho người mua và người bán (Buyer’s Protection, Seller Protection): Chính sách rõ ràng và minh bạch. Nhờ đó, nhiều người dùng PayPal sẽ an tâm giao dịch online hơn

2. Cơ chế hoạt động của PayPal

Thanh toán qua PayPal bảo mật và hỗ trợ an toàn giao dịch cho cả người mua và người bán. 

Về bản chất, PayPal là cổng thanh toán trung gian, do đó, những thông tin về tài khoản ngân hàng, mã số thẻ Debit và thẻ Credit thanh toán quốc tế của người mua sẽ được PayPal xử lý theo các quy trình đảm bảo bảo mật thông tin cho người mua. 

Người mua sẽ chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng vào tài khoản PayPal hoặc liên kết thẻ với tài khoản PayPal để thanh toán cho bên bán. Như vậy, mọi thông tin giao dịch đều được đảm bảo.

Hơn nữa, một khi sử dụng PayPal để thanh toán, khách hàng sẽ không phải nhập số thẻ thanh toán (Visa, Master...) của mình mỗi khi cần (vì việc thanh toán đã thông qua số tiền có sẵn trong tài khoản PayPal).

Thanh toán qua PayPal rất nhanh chóng, tiện lợi. Đối với khách hàng doanh nghiệp, khi người mua thanh toán thông qua PayPal, tiền sẽ nằm trong tài khoản PayPal của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoàn toàn có quyền quyết định việc rút tiền từ tài khoản PayPal về tài khoản ngân hàng, hoặc để tiền đó để tiếp tục thanh toán nhà cung cấp, hoặc đơn giản là thanh toán cho bất kì dịch vụ nào khác chấp nhận thanh toán PayPal.

3. Tại sao Doanh nghiệp nước ngoài nên chọn PayPal Business?

So với các phương thức thanh toán truyền thống hoặc các nền tảng thanh toán khác, sau đây là những lý do Doanh nghiệp kinh doanh nước ngoài nên chọn PayPal Business:

  • Tăng 54% tỉ lệ thanh toán giao dịch của khách hàng: Khi PayPal xuất hiện trên các phương thức thanh toán của website hoặc cửa hàng thương mại điện tử của doanh nghiệp, khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng và an toàn, tăng 54% tỉ lệ thanh toán giao dịch mua hàng. 
  • Tốc độ giao dịch và nhận tiền về tài khoản doanh nghiệp nhanh chóng: Sau khi khách hàng thanh toán giao dịch và thanh toán, tài khoản PayPal sẽ nhận được thông báo ngay.
  • Tăng tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp: PayPal là hình thức thanh toán nổi tiếng và phổ biến trên thế giới. Do đó, Doanh nghiệp sử dụng PayPal làm cổng thanh toán sẽ đươc khách hàng đánh giá cao và tăng tính uy tín, chuyên nghiệp. 
  • Chính sách đảm bảo an toàn cho người mua và người bán (Buyer's Protection, Seller's Protection): PayPal có các chính sách rất rõ ràng, minh bạch. Nhờ đó, nhiều người dùng PayPal sẽ an tâm giao dịch online hơn.

4. So sánh PayPal Business và PayPal Personal

Hiện nay, mặc dù đã tối ưu hóa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh rất nhiều lần so với trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa tích hợp cổng thanh toán PayPal vào quá trình thanh toán điện tử của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng các tài khoản PayPal cá nhân, vốn có độ rủi ro cao hơn các tài khoản PayPal Business. 

2 loại tài khoản PayPal chính:

  1. Personal: Dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu thanh toán hoặc nhận thanh toán với các giao dịch giá trị nhỏ bằng tư cách cá nhân
  2. Business: Dành cho khách hàng doanh nghiệp kinh doanh với số lượng giao dịch cũng như giá trị giao dịch lớn.

Sau đây là bảng so sánh giữa 2 loại tài khoản: PayPal Personal và PayPal Business:

PayPal Personal PayPal Business
Phù hợp với Cá nhân mua hàng, thanh toán trực tuyến Doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ
Thanh toán bằng thẻ tín dụng Cho phép Cho phép
Lập hóa đơn
Theo dõi hàng tồn kho
Phí giao dịch nội địa Không mất phí 2,59% + 0,49 USD
Phí giao dịch quốc tế Phí chuyển đổi tiền tệ 4% + phí giao dịch quốc tế 1,5% + phí tiền tệ cố định Phí chuyển đổi tiền tệ 4% + phí giao dịch quốc tế 1,5% + phí tiền tệ cố định
Hạn mức nhận giao dịch Nhận tối đa: 10,000 USD/giao dich và không được quá 60,000 USD/tuần Nhận tối đa: 250,000 USD/tuần hoặc 60,000 USD/giao dịch
Hạn mức gửi giao dịch

Đối với tài khoản chưa xác minh: 4,000 USD/ giao dịch.

Đối với tài khoản đã xác minh: 

  • Gửi tối đa: 60,000 USD/giao dịch duy nhất.
  • Tuy nhiên PayPal có thể giới hạn 10,000 USD/ giao dịch.

Đối với tài khoản chưa xác minh: 4,000 USD/ giao dịch.

Đối với tài khoản đã xác minh: 

  • Gửi tối đa: 60,000 USD/giao dịch duy nhất.
  • Tuy nhiên PayPal có thể giới hạn 10,000 USD/ giao dịch.
Chăm sóc khách hàng không thường xuyên 24/7

Dựa vào bảng so sánh trên, Doanh nghiệp có khối lượng giao dịch, nhận thanh toán lớn và cần các công cụ quản trị giao dịch nên mở tài khoản PayPal Business để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

5. Hồ sơ mở PayPal Business bao gồm những gì?

Các giấy tờ cần thiết để mở tài khoản PayPal doanh nghiệp:

  1. Bản sao giấy tờ định danh cá nhân được cấp bởi chính phủ (NRIC/ Bằng lái xe/ Passport). 
  2. Bản sao giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp (Bizfile). 
  3. Các giấy tờ chứng minh địa chỉ doanh nghiệp như: sao kê ngân hàng, hóa đơn tiền điện nước, v.v. hoặc các giấy tờ khác được cấp bởi chính phủ nước ngoài cho doanh nghiệp có thể hiện rõ địa chỉ công ty.
  4. Nếu người mở tài khoản không có tên trong danh sách giám đốc hay cổ đổng trong giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, cần cung cấp một giấy ủy quyền của một trong các giám đốc cho phép người này đại diện mở tài khoản PayPal cho công ty.
  5. Một số giấy tờ khác tùy vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

6. Quy trình mở PayPal Business chi tiết từ A-Z

Doanh nghiệp chuẩn bị đăng ký PayPal Business cần phải có pháp nhân công ty để mở tài khoản PayPal Business. Thành lập công ty tại Singapore, Hồng Kông, Mỹ, v.v. là các quốc gia được nhiều doanh nghiệp E-commerce, Seller mở công ty để tiến hành mở tài khoản PayPal Business. 

Chuyên gia GLA sẽ tư vấn quốc gia phù hợp với doanh nghiệp để thành lập công ty nước ngoài mở tài khoản PayPal Business. 

Doanh nghiệp muốn tìm kiếm các quốc gia hỗ trợ mở tài khoản PayPal để có kế hoạch thành lập công ty nước ngoài phù hợp? Sử dụng công cụ so sánh cổng thanh toán độc quyền GLA để lựa chọn quốc gia phù hợp.

Doanh nghiệp tham khảo quy trình thành lập công ty tại Singapore, thành lập công ty tại Hồng Kông, thành lập công ty tại Mỹ, thành lập công ty Offshore. 

GLA sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp mở hồ sơ PayPal Business theo đúng quy định và đầy đủ, đảo bảo thời gian mở tài khoản và xét duyệt hồ sơ nhanh chóng nhất. 

GLA sẽ hướng dẫn doanh nghiệp từng bước truy cập vào website PayPal và thực hiện điền thông tin đăng ký mở tài khoản PayPal Business.

Tài khoản PayPal cần liên kết tài khoản ngân hàng công ty nước ngoài (Singapore, Hồng Kông, Mỹ, v.v.). Doanh nghiệp có thể lựa chọn mở tài khoản ngân hàng truyền thống tại Singapore, Hồng Kông, Mỹ, v.v. hoặc mở tài khoản ngân hàng số tại Singapore, Hồng Kông, Mỹ, v.v.

Doanh nghiệp tham khảo danh sách các tài khoản ngân hàng truyền thống nổi tiếng tại Singapore, Hồng Kông, Mỹ, v.v. để lựa chọn ngân hàng phù hợp với Công cụ so sánh ngân hàng truyền thống độc quyền của GLA. 

Tài khoản ngân hàng số với các ưu điểm: mở tài khoản dễ dàng, không yêu cầu phí tiền gửi tối thiểu (deposit), phí duy trì hằng tháng, phí duy trì hằng năm, v.v. Doanh nghiệp tham khảo các ngân hàng số nổi tiếng, uy tín dành cho công ty nước ngoài mở tài khoản PayPal với Công cụ so sánh ngân hàng số độc quyền GLA. 

Liên kết tài khoản ngân hàng doanh nghiệp với PayPal Business để thực hiện rút tiền từ PayPal về tài khoản ngân hàng

Xác minh tài khoản PayPal bằng việc cung cấp các thông tin cũng như giấy tờ theo yêu cầu của PayPal. Sau khi hoàn tất thủ tục xác minh, tài khoản PayPal của doanh nghiệp sẽ sẵn sàng đi vào sử dụng.

7. GLA hỗ trợ Doanh nghiệp mở tài khoản PayPal Business (PayPal doanh nghiệp) như thế nào?

GLA hỗ trợ Doanh nghiệp mở tài khoản PayPal Business (PayPal doanh nghiệp) bao gồm: 

  • Hỗ trợ khách hàng thành lập công ty tại Singapore, Hồng KôngMỹ, Offshore, v.v. để mở tài khoản PayPal Business.
  • Hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng tại Singapore, Hồng Kông, Mỹ, v.v. ngân hàng được chọn sẽ nằm trong top ngân hàng địa phương uy tín.
  • Đăng ký, xác thực mở tài khoản PayPal doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ khách hàng tích hợp cổng thanh toán PayPal vào website để nhận thanh toán. 
  • Hỗ trợ, tư vấn quá trình thẩm định (Underwriting) tài khoản PayPal doanh nghiệp khi nhận thanh toán khối lượng lớn. GLA sẽ tư vấn những lời khuyên để đạt được kết quả thẩm định tốt nhất. 
  • Tư vấn, hỗ trợ đăng kí sử dụng các dịch vụ cao cấp của PayPal dành riêng cho các tài khoản PayPal Business VIP như: dịch vụ đăng ký PayPal Pro cho tài khoản PayPal Business, v.v.
  • Hỗ trợ, tư vấn sử dụng tài khoản PayPal để hạn chế limit cũng như thuận lợi cho việc đánh giá lại tài khoản PayPal sau này, cung cấp dịch vụ gỡ limit tài khoản PayPal.

8. Câu hỏi thường gặp khi mở tài khoản PayPal Bussiness (PayPal doanh nghiệp)

1. Yêu cầu mở tài khoản PayPal Business bao gồm những gì?

Yêu cầu mở tài khoản PayPal Business bao gồm: 

  1. Doanh nghiệp đã thành lập công ty nước ngoài tại các quốc gia hỗ trợ mở tài khoản PayPal.
  2. Doanh nghiệp cung cấp hồ sơ giấy tờ định danh cá nhân đại diện doanh nghiệp.
  3. Giấy tờ thành lập công ty. 
  4. Tài khoản ngân hàng liên kết với tài khoản PayPal Business. 
              Icon gla element Ý chính nổi bật
              • Tài khoản PayPal Business phù hợp với Doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh online. 
              • PayPal Business giúp khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán/mua hàng cho doanh nghiệp thông qua trang web, các trang thương mại điện tử.
              • GLA sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp mở tài khỏa PayPal Business VIP khi mở công ty tại Singapore, Hồng Kông, Mỹ với chi phí tối ưu.
              • Doanh nghiệp cần mở tài khoản Stripe Business để kinh doanh quốc tế có thể liên hệ GLA để được hỗ trợ chi tiết.

              So sánh nhanh chóng

              Thuế thu nhập doanh nghiệp

              Lợi nhuận chịu thuế
              USD
              Quốc gia
              Quốc giaLợi nhuận chịu thuế
              Singapore
              Hong Kong
              The U.S.

              Đề xuất từ chuyên gia

              Nếu bạn đang mong muốn mở rộng việc kinh doanh quốc tế, Singapore nên là lựa chọn hàng đầu cho Doanh nghiệp thành lập công ty tại nước ngoài.

              Đề xuất từ chuyên gia
              Mục lục bài viết Mục lục
              Điều chỉnh cỡ chữ Cỡ chữ
              Liên hệ chuyên gia
              Bản tin độc quyền Độc quyền
              MENU