Chuyên trang kim chỉ nam cho mọi doanh nghiệp, cung cấp thông tin hữu ích về đầu tư quốc tế, thành lập công ty tại nước ngoài.
logo

1. Top 7 lý do Doanh nghiệp nên thành lập công ty tại Mỹ

Chuyên gia thành lập công ty Mỹ

Vốn chủ sở hữu100% sở hữu nước ngoài

Luật pháp Mỹ cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% vốn của công ty Mỹ.

2. Top 6 ngành nghề mà công ty không nên bỏ qua khi kinh doanh tại Mỹ

Dưới đây là 6 lĩnh vực được đánh giá là tiềm năng tại Mỹ trong năm 2025:
Logictics Logictics
Ngành logistics đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế Mỹ, phục vụ chuỗi cung ứng cho các ngành công nghiệp đa dạng. Nhu cầu về dịch vụ logistics dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng do sự bùng nổ của thương mại điện tử, toàn cầu hóa và sự gia tăng chuỗi cung ứng phức tạp. Thị trường logistics Mỹ ước tính đạt 1,33 nghìn tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến ​​sẽ đạt 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2030, tăng trưởng ở tốc độ tăng trưởng kép hằng năm CAGR là 3,90% trong giai đoạn dự báo (2024-2030).
Trading Kinh doanh bán lẻ
Mỹ sở hữu một trong những thị trường bán lẻ lớn nhất trên thế giới, và nhiều công ty bán lẻ hàng đầu thế giới cũng đều có trụ sở tại đây. Tổng doanh số bán lẻ tại Mỹ đã tăng trưởng đáng kể, từ chưa đầy 3 nghìn tỷ USD vàO 2000 lên hơn 7 nghìn tỷ USD vào 2022. Đây là một sự gia tăng hơn 500 tỷ đô la so với năm trước đó, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức ổn định trong những năm tới, đạt khoảng 7,9 nghìn tỷ USD vào 2026.
Công nghệ thông tin Công nghệ và đổi mới
Nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ công nghệ mới luôn cao tại Mỹ. Với thung lũng Silicon ở California được coi là trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới, thu hút cả những gã khổng lồ công nghệ đã thành danh lẫn các công ty khởi nghiệp đang phát triển như Apple, Microsoft, Amazon, Google và Facebook. Các thành phố như Austin, Texas và Chicago cũng đang phát triển mạnh mẽ các trung tâm khởi nghiệp.
Ecommerce E-commerce, Dropshipping
Các thị trường trực tuyến như Amazon, eBay, Etsy, TikTok vẫn giữ vững vị thế dẫn đầu, chiếm lĩnh phần lớn thị trường bán lẻ trực tuyến. Thương mại điện tử chiếm một phần đáng kể trong tổng doanh số bán lẻ, đạt 15,9% trong Quý 1 năm 2024, tăng nhẹ so với quý 4 năm 2023.
Fintech Công nghệ tài chính (Fintech)
Thị trường Fintech ở Mỹ phát triển rất tích cực, dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới. Một báo cáo gần đây cho thấy doanh thu của Fintech sẽ tăng gấp 6 lần, từ 245 tỷ USD lên 1,5 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Fintech đóng vai trò quan trọng, chiếm tới 25% giá trị của ngành ngân hàng toàn cầu vào năm 2030.
Năng lượng tái tạo Năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo tại Mỹ đang phát triển mạnh mẽ, quy mô thị trường năng lượng tái tạo của Mỹ ước tính đạt 434,54 gigawatt vào năm 2024 và dự kiến ​​sẽ đạt 700,15 gigawatt vào năm 2029, tăng trưởng ở tốc độ CAGR là 10,01% trong giai đoạn dự báo (2024-2029).
Loại hình công ty

Lựa chọn loại hình công ty phù hợp với mục tiêu kinh doanh và cấu trúc sở hữu. Doanh nghiệp có thể chọn một trong số những loại hình công ty sau khi thành lập công ty tại Mỹ:

  • Công ty cổ phần truyền thống (C-Corporation);
  • Công ty cổ phần (S-Corporation);
  • Doanh nghiệp tư nhân (Sole Proprietorships);
  • Công ty hợp danh (Partnerships);
  • Công ty hợp danh hữu hạn (Limited Partnership - LP)
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn Limited liability company - LLC).
Corporation (C-Corporation) LLC
Điểm chung
  • Đều là pháp nhân, và có tư cách pháp nhân.
  • Tài sản của công ty được tách biệt hoàn toàn với tài sản cá nhân của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông.
Quy định cơ bản Không hạn chế số lượng cổ đông. Không hạn chế số lượng thành viên.
Báo cáo thường niên
  • Phải tổ chức họp Hội đồng cổ đông hằng năm.
  • Nộp các báo cáo hội đồng thường niên (Annual state reports).
  • Phải tổ chức họp Hội đồng cổ đông hằng năm.
  • Nộp các báo cáo hội đồng thường niên (Annual state reports).
Chính sách thuế
(Quan trọng) Thu nhập của công ty sẽ chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Cổ tức rút ra chịu thêm thuế thu nhập cá nhân.
Linh hoạt trong cách đánh thuế, có thể đóng thuế như C-Corporation/ S-Corporation/ hoặc dưới danh nghĩa cá nhân đều được.
Đối tượng phù hợp Phù hợp với các Doanh nghiệp muốn có sự bảo vệ tối đa, và quy trình quản trị chặt chẽ. Phù hợp với các Doanh nghiệp muốn có sự bảo vệ tối đa, thủ tục quản trị công ty và thủ tục đóng thuế linh hoạt, đơn giản.
Bang/Tiểu bang thành lập doanh nghiệp

Mỗi bang ở Mỹ có quy định kinh doanh riêng, vì vậy công ty cần chọn bang phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Một số yếu tố cần cân nhắc khi chọn bang bao gồm: thuế, quy định, thị trường, v.v.

5 tiểu bang phổ biến để thành lập công ty tại Mỹ:Delaware Nevada, Wyoming, Texas, Florida.

Tên công ty

Tên công ty tại Mỹ cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Phải tuân thủ các quy định về đặt tên của bang đã chọn.
  • Cần độc đáo, dễ nhớ và phù hợp với ngành nghề kinh doanh.
  • Kiểm tra xem tên công ty đã được sử dụng hay chưa trước khi đăng ký.
  • Thông báo thành lập công ty trên báo ở một số tiểu bang như Colorado.
Vốn tối thiểu

Hầu hết các bang/tiểu bang không yêu cầu vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp, tuy nhiên một số bang có thể yêu cầu số vốn nhất định để xin giấy phép kinh doanh cho một số ngành nghề kinh doanh nhất định. Doanh nghiệp cần có đủ nguồn lực tài chính để có đủ chi phí khởi động và vận hành công ty.

Đại lý địa phương

Để thành lập công ty tại Mỹ, công ty Mỹ cần bổ nhiệm một đại lý địa phương (registered agent). Đại lý đăng ký địa phương phải là cá nhân / đơn vị cư trú tại tiểu bang nơi doanh nghiệp thành lập công ty tại Mỹ và là người đại diện chính thức của công ty.

Giấy phép kinh doanh

Công ty Mỹ cần đăng ký giấy phép kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh và quy định của từng tiểu bang mà công ty thành lập.

Mã số thuế liên bang (EIN)

EIN là mã số thuế liên bang do Cục thuế Mỹ (IRS) cấp. EIN được áp dụng cho các công ty ở Mỹ với mục đích kê khai thuế, mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp, tuyển dụng nhân sự/lao động, v.v.

Băn khoăn về thủ tục, pháp lý khi thành lập công ty tại Mỹ?
GLA sẽ giải đáp mọi thắc mắc, giúp công ty đưa ra quyết định sáng suốt.
Doanh nghiệp phát triển

4. Chính sách thuế Mỹ

Yếu tố không thể bỏ qua khi thành lập doanh nghiệp tại Mỹ

Bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện thành lập, doanh nghiệp tại Mỹ còn phải đối mặt với hệ thống thuế khá phức tạp. Hiểu rõ các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

Icon gla Element Các loại thuế kinh doanh cho doanh nghiệp thành lập tại Mỹ
Loại thuếThông tin chi tiết
Thuế thu nhập doanh nghiệpThuế đánh vào thu nhập tính thuế (hay lợi nhuận) của doanh nghiệp tại Mỹ: thuế thu nhập doanh nghiệp liên bang, tiểu bang cho công ty Mỹ hiện nay là 21%.
Thuế ước tínhCác doanh nghiệp thường phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế ước tính khi dự kiến số thuế phải nộp trong năm vượt quá 500 USD.
Thuế tự kinh doanh
(Dành cho cá nhân là chủ sở hữu công ty)

Tỷ lệ thuế tự kinh doanh là 15,3%, bao gồm: 

  • 12,4% cho an sinh xã hội;
  • 2,9% cho medicare.
Thuế việc làm

Thuế việc làm hay thuế lương, bao gồm 3 loại thuế sau mà chủ doanh nghiệp cần phải trả cho nhân viên của mình:

  • Bảo hiểm xã hội y tế;
  • Thuế thu nhập cá nhân liên bang;
  • Thuế thất nghiệp liên bang.
Thuế tiêu thụ đặc biệtThuế đánh vào những hàng hóa cụ thể như rượu, thuốc lá, xăng, v.v. 

So sánh thuế Mỹ và các nước khác chưa bao giờ dễ dàng đến thế

Mỹ, Singapore, Hồng Kông - ba điểm đến hấp dẫn với những chính sách thuế khác nhau. Cùng so sánh thuế suất tại Mỹ, Singapore và Hồng Kông, giúp Doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và đưa ra lựa chọn phù hợp.

Icon GLA So sánh các loại thuế tại các quốc gia
#CountryContinent
CIT
(%)Tooltips
PIT
(%)Tooltips
Sales tax
(%)Tooltips
GDP per Capita
(USD)Tooltips
Rank by GDP per CapitaTooltips
1
FlagBelize
Central America12800134
2
FlagBritish Virgin Islands
Central America03420072
3
FlagCanada
North America1533155580034
4
FlagEstonia
Europe2020224200057
5
FlagHong Kong
Asia16.5166440024
6
FlagIreland
Europe12.540231156004
7
FlagJapan
Asia23.245104630051
8
FlagLaos
Asia2025108400153
9
FlagMalaysia
Asia2430103360073
10
FlagSeychelles
Africa2950078
11
FlagSingapore
Asia172491275002
12
FlagThailand
Asia203572110099
13
FlagUnited Arab Emirates
Asia957560013
14
FlagUnited Kingdom
Europe2545205410036
15
FlagUnited States of America
North America21377360014
16
FlagVietnam
Asia20201013700130
Scroll for more…
Lưu ý Lưu ý: Số liệu bảng trên mang tính chất ước tính và tham khảo, Doanh nghiệp cần tham khảo chuyên gia tư vấn thuế GLA để cập nhật hướng dẫn hiện hành nhất.
5. Khó khăn của Doanh nghiệp khi thành lập công ty tại Mỹ là gì?
Khó khăn khi mở công ty Mỹ
Mặc dù, thành lập công ty tại Mỹ mang lại nhiều lợi thế cho Doanh nghiệp, nhưng cũng có những thách thức riêng:
1
Pháp luật phức tạp, khác nhau giữa các tiểu bang và chính quyền liên bang
2
Cấu trúc kinh doanh (LLC, C-Corp, v.v.) phức tạp, ảnh hưởng đến thuế và pháp lý
3
Thuế Mỹ phức tạp, yêu cầu nộp hồ sơ khắt khe
4
Sự cạnh tranh gay gắt với nhiều doanh nghiệp lớn và startup tranh giành thị phần
5
Văn hóa khác biệt
6
Thị thực cho chủ doanh nghiệp, nhân viên phức tạp và tốn thời gian
7
Việc mở tài khoản ngân hàng là rào cản lớn cho các công ty nước ngoài

Đề xuất từ chuyên gia

Bên cạnh nhu cầu thành lập công ty tại Mỹ thì Singapore và Hồng Kông là 2 quốc gia tối ưu thuế suất với thủ tục mở công ty nhanh chóng, khả năng mở đa dạng các tài khoản ngân hàng quốc tế. Doanh ngiệp liên hệ GLA để được chuyên gia tư vấn quốc gia phù hợp nhất với Doanh nghiệp.

Chuyên gia thành lập công ty nước ngoài

6. Dịch vụ thành lập công ty tại Mỹ trọn gói cùng chuyên gia GLA

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
Tư vấn lựa chọn loại tiểu bang thành lập phù hợp
Đăng ký tên doanh nghiệp phù hợp và duy nhất
Hỗ trợ đăng ký EIN
Tuân thủ thuế kế toán doanh nghiệp và các quy định pháp luật tại Mỹ
Với GLA, hành trình thành lập công ty tại Mỹ của Doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng và suôn sẻ hơn bao giờ hết!
7.Thủ tục, quy trình thành lập công ty tại Mỹ
Bước 1: Lựa chọn loại hình công ty

Việc lựa chọn loại hình công ty phù hợp là quyết định đầu tiên và quan trọng nhất. Mỗi loại hình có những ưu và nhược điểm riêng, ảnh hưởng đến trách nhiệm pháp lý, thuế và các quy định khác nhau.

Một số loại hình công ty phổ biến tại Mỹ, bao gồm:

  • Công ty cổ phần truyền thống (C-Corporation);
  • Công ty cổ phần (S-Corporation);
  • Doanh nghiệp tư nhân (Sole Proprietorships);
  • Công ty hợp danh (Partnerships);
  • Công ty hợp danh hữu hạn (Limited Partnership - LP);
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited liability company - LLC).
Bước 2: Chọn tiểu bang để thành lập công ty

Mỗi tiểu bang tại Mỹ có những quy định khác nhau về thành lập công ty, thuế và các vấn đề pháp lý. Doanh nghiệp nên nghiên cứu các yếu tố sau trước khi đưa ra quyết định:

  • Thuế: Mỗi tiểu bang có hệ thống thuế khác nhau, bao gồm thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp, thuế tài sản, thuế bán hàng. Một số tiểu bang có chính sách thuế ưu đãi cho các loại hình doanh nghiệp nhất định.
  • Quy định và pháp luật: Các tiểu bang có quy định khác nhau về việc thành lập, vận hành và giải thể doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc đăng ký kinh doanh, giấy phép, và các yêu cầu pháp lý khác.
  • Chi phí: Chi phí vận hành doanh nghiệp có thể khác nhau giữa các tiểu bang, bao gồm chi phí nhân công, thuê mặt bằng, bảo hiểm, và các chi phí khác.
  • Thị trường mục tiêu: Vị trí của tiểu bang có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn các tiểu bang sau khi thành lập công ty tại Mỹ: Delaware và Wyoming, California, Florida, Texas, v.v. Đây là các tiểu bang phổ biến được nhiều Doanh nghiệp lựa chọn khi mở công ty tại Mỹ.

Bước 3: Đăng ký tên công ty tại Mỹ và nhận giấy phép thành lập

Đăng ký tên công ty tại Mỹ bao gồm:

  • Kiểm tra tên: Trước khi đăng ký, Doanh nghiệp cần kiểm tra xem tên doanh nghiệp đã được đăng ký hay chưa;
  • Lựa chọn tên: Tên doanh nghiệp phải độc đáo, dễ nhớ và phù hợp với lĩnh vực kinh doanh;
  • Đăng ký tên: Nộp đơn đăng ký tên doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền của tiểu bang.

Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu của tiểu bang, bao gồm:

  • Điều lệ công ty (Articles of Incorporation);
  • Biên bản họp thành lập công ty (Minutes of the Organizational Meeting);
  • Danh sách thành viên cổ đông (List of Members).

Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký doanh nghiệp của tiểu bang.

Sau khi hồ sơ được duyệt, Doanh nghiệp sẽ nhận được giấy phép thành lập công ty tại Mỹ.

Bước 4: Hoàn tất thủ tục thuế

Mã số thuế liên bang (Employer Identification Number - EIN): Cần thiết để nộp thuế liên bang và tuyển dụng nhân sự.

  • Là số nhận dạng duy nhất của công ty tại Mỹ với Cục thuế Mỹ và chính quyền liên bang Mỹ;
  • Được sử dụng để, mở tài khoản ngân hàng, xin giấy phép kinh doanh, kê khai thuế và đóng thuế.

Mã số thuế tiểu bang (State Tax ID): Có thể cần thiết để nộp thuế tiểu bang. Thủ tục xin mã số thuế tiểu bang phụ thuộc vào từng tiểu bang.

  • Là mã số định danh của công do chính quyền tiểu bang cấp;
  • Là mã số cần thiết nếu công ty phải nộp báo cáo thường niên, thuế tiểu bang.

Doanh nghiệp nên thực hiện xin mã EIN ngay sau khi đăng ký kinh doanh mở công ty Mỹ.

Bước 5: Hỗ trợ sau thành lập

GLA cung cấp các dịch vụ hỗ trợ Doanh nghiệp thành lập công ty tại Mỹ trọn gói, bao gồm:

  • Tư vấn về thuế và kế toán tại Mỹ cho doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp.
  • Tư vấn về luật lao động và tuyển dụng nhân sự.
  • Tư vấn cách dịch pháp lý: bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự, v.v.
  • Tư vấn về các giải pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả.

GLA đồng hành cùng Doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động và phát triển tại thị trường Mỹ.

8. Vận hành công ty Mỹ thành công với hành trình trọn gói
Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp

Việc tách biệt tài khoản cá nhân và tài khoản doanh nghiệp là điều cần thiết. Tài khoản ngân hàng doanh nghiệp cho phép thực hiện các giao dịch kinh doanh và xây dựng lịch sử tín dụng cho công ty.

Tùy thuộc vào quy mô, nhu cầu và điều kiện kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa:

Tài khoản ngân hàng vật lý tại Mỹ: Phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu giao dịch tiền mặt thường xuyên hoặc muốn có sự tương tác trực tiếp với ngân hàng, mở L/C, v.v.
Tài khoản ngân hàng số (Digital bank): Ưu điểm nổi bật là tiện lợi, linh hoạt, và thường đi kèm với nhiều tính năng hiện đại như chuyển tiền nhanh, quản lý tài khoản trực tuyến.
Dịch vụ kế toán và thuế

Hãy để đội ngũ chuyên gia kế toán và thuế của GLA hướng dẫn thuế kế toán Mỹ và giải quyết những vấn đề phức tạp của hệ thống tài chính Mỹ, đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ, tối đa hóa lợi nhuận và đạt được thành công bền vững.

Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp liên bang và thuế tiểu bang/địa phương;
Hỗ trợ soạn thảo hợp đồng, thỏa thuận và các tài liệu pháp lý khác;
Kế toán doanh nghiệp, quản lý sổ sách theo đúng quy định của Mỹ;
Tư vấn về các vấn đề thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh tại Mỹ;
Hỗ trợ Doanh nghiệp kiểm toán và thanh tra thuế.
Đăng ký sở hữu trí tuệ (Trademark, Copyright, Patent)

Nếu công ty thành lập tại Mỹ có các sản phẩm, dịch vụ hoặc bản quyền sáng chế, hãy đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền lợi của mình. Các hình thức bảo hộ phổ biến bao gồm:

Nhãn hiệu (Trademark): Bảo hộ tên, logo, slogan.
Bản quyền (Copyright): Bảo hộ bản quyền thiết kế các tác phẩm sáng tạo như văn bản, hình ảnh, âm nhạc.
Bằng sáng chế (Patent): Bảo hộ các phát minh mới.
Dịch vụ khác
Cung cấp địa chỉ văn phòng cho doanh nghiệp tại Mỹ;
Cung cấp dịch vụ thư ký cho doanh nghiệp;
Dịch vụ hỗ trợ IT: thiết kế website, đăng ký tên miền, domain, v.v.
Hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu, hồ sơ của công ty để sử dụng tại Mỹ hoặc các quốc gia khác;
Hỗ trợ Doanh nghiệp với dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của Doanh nghiệp tại thị trường Mỹ.

Đồng hành cùng GLA, Doanh nghiệp sẽ có thể yên tâm tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình và đạt được thành công tại thị trường Mỹ.

10. Câu hỏi thường gặp khi doanh nghiệp thành lập công ty tại Mỹ

1 Doanh nghiệp nên lựa chọn tiểu bang nào để mở công ty Mỹ?

Delaware và Wyoming là hai tiểu bang tại Mỹ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty thương mại (trading) và các công ty startup, lựa chọn để thành lập. Các tiểu bang này thu hút doanh nghiệp nhờ những ưu đãi về thuế, môi trường kinh doanh thuận lợi và quy định linh hoạt.

  • Thuế: Với mức thuế thu nhập tiểu bang hấp dẫn là 0%, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí.
  • Bảo mật thông tin: Hệ thống pháp lý của Delaware và Wyoming cung cấp một lớp bảo vệ vững chắc cho thông tin của doanh nghiệp và cổ đông.
  • Quy định: Các thủ tục thành lập và báo cáo hàng năm tương đối đơn giản, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Nếu doanh nghiệp hoặc cá nhân đại diện đã có sẵn địa chỉ tại một tiểu bang khác của Mỹ, việc thành lập công ty tại Mỹ có thể đơn giản hóa các thủ tục hành chính như mở tài khoản ngân hàng.

Liên hệ đội ngũ chuyên gia GLA để được tư vấn về việc lựa chọn tiểu bang phù hợp để mở công ty tại Mỹ.

background faqs
Image
Đặt lịch hẹn trao đổi cùng Chuyên gia
Vui lòng điền thông tin chi tiết, GLA sẽ chủ động liên hệ anh/chị sớm nhất
GLA cam kết chỉ sử dụng thông tin khách hàng cho mục đích tư vấn và không chia sẻ thông tin với bên thứ ba khác.
MENU