Chuyên trang kim chỉ nam cho mọi doanh nghiệp, cung cấp thông tin hữu ích về đầu tư quốc tế, thành lập công ty tại nước ngoài.
logo

Thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam: Hướng dẫn chi tiết (2025)

google folders Theo dõi GLA trên google news
Intro image
Đăng ký xem tin Submit
google folders Theo dõi GLA trên google news

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nổi lên như một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhờ tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, ổn định chính trị, và nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư.

Vì vậy, nhiều doanh nghiệp quốc tế, từ các tập đoàn lớn đến các công ty khởi nghiệp, đều đang tìm cách tham gia vào thị trường Việt Nam

Bài viết sau sẽ giúp các công ty và nhà đầu tư nước ngoài hiểu rõ quy trình, thủ tục mở công ty 100% vốn nước ngoài (Mở công ty FDI) tại Việt Nam, giúp tận dụng các cơ hội phát triển và giảm thiểu chi phí vận hành, sản xuất.

1. Lợi ích khi đầu tư vào Việt Nam

1.1. Hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA)

Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các quốc gia và khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. 

Các FTA như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đã giảm đáng kể các rào cản thuế quan và thúc đẩy tự do thương mại

1.2. Ưu đãi thuế cho công ty vốn đầu tư nước ngoài

Theo Điều 19, Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp FDI được hưởng thuế suất ưu đãi như sau:

Mức thuế suất

  1. Doanh nghiệp mới: 10% trong suốt thời gian hoạt động.
  2. Dự án ở khu vực khó khăn: 17% trong 10 năm.
  3. Ngành nông nghiệp, thủy sản ở khu vực khó khăn: 15%.
  4. Quỹ tín dụng, Ngân hàng hợp tác, Tổ chức tài chính vi mô: 17%.

Miễn giảm thuế

  1. Miễn 4 năm, giảm 50% trong 9 năm tiếp cho dự án được ưu đãi 10% trong 15 năm và dự án xã hội hóa tại khu vực khó khăn.
  2. Miễn 4 năm, giảm 50% trong 5 năm cho dự án xã hội hóa ngoài khu vực khó khăn.
  3. Miễn 2 năm, giảm 50% trong 4 năm cho dự án mới ở khu công nghiệp và dự án thuế suất 17% trong 10 năm.

Ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất cho công ty FDI

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 65/NQ-CP ngày 07/5/2024, dự kiến sẽ có Nghị định mới về giảm tiền thuê đất, mặt nước cho doanh nghiệp FDI. Khả năng sẽ áp dụng tương tự Quyết định 25/2023/QĐ-TTg, giảm 30% tiền thuê đất phải nộp trong năm 2023.

2. Các loại hình công ty vốn nước ngoài dành cho nhà đầu tư

Theo Điều 24 Luật Đầu tư 2020, có hai hình thức để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

  1. Góp vốn ngay từ đầu: Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ khi thành lập công ty tại Việt Nam, tùy vào lĩnh vực hoạt động.
  2. Góp vốn, mua cổ phần: Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, với tỷ lệ góp từ 1% đến 100%. Sau khi hoàn tất thủ tục, công ty Việt Nam chuyển thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

3. Điều kiện thành lập công ty/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Điều kiện thành lập công ty/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

  • Góp vốn thành lập công ty: Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện về ngành nghề được phép đầu tư, không tham gia vào ngành cấm, và chuẩn bị dự án đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Mua cổ phần, góp vốn: Phải đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thị trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, và tuân thủ luật đất đai.
  • Quốc tịch nhà đầu tư: Nhà đầu tư phải là cá nhân trên 18 tuổi hoặc tổ chức từ quốc gia thành viên WTO, hoặc có hiệp định đầu tư với Việt Nam.
  • Năng lực tài chính: Nhà đầu tư cần chứng minh khả năng tài chính phù hợp với ngành nghề đầu tư.
  • Trụ sở và địa điểm dự án: Phải có hợp đồng thuê đất, nhà xưởng hợp pháp tại Việt Nam.
  • Năng lực kinh nghiệm: Đặc biệt yêu cầu năng lực và kinh nghiệm đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

4. Quy trình thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam chi tiết, đầy đủ

Để có thể mở công ty tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài cần có giấy phép đầu tư phù hợp. GLA sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp đăng ký giấy phép phù hợp song song với việc đăng ký mở công ty để rót vốn tại Việt Nam.

4.1. Quy trình thủ tục mở công ty góp vốn ngay từ đầu 

Quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài (nhà đầu tư góp từ 1% đến 100% vốn ngay từ đầu) bao gồm 5 bước như sau với sự hỗ trợ từ các chuyên gia của GLA.

GLA sẽ hỗ trợ các công ty, nhà đầu tư nước ngoài mở công ty FDI ở Việt Nam chuẩn bị giấy tờ đầy đủ, chính xác bao gồm đề xuất đầu tư, giấy tờ pháp lý, chứng minh tài chính, thông tin cá nhân của chủ sở hữu và hợp đồng thuê đất (nếu có).

Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ, GLA sẽ  kê khai thông tin dự án trên hệ thống quốc gia và nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký.

Thời gian xử lý tùy thuộc vào loại dự án., sau khi hoàn thành thẩm định, cơ quan hành chính sẽ cấp giấy chứng nhận đầu tư.

GLA sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thành lập công ty vốn nước ngoài sau khi đã có giấy chứng nhận đầu tư từ cơ quan chính phủ. Các giấy tờ chuẩn bị sẽ bao gồm điều lệ công ty, danh sách cổ đông, giấy tờ cá nhân. 

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì nhà đầu tư cần thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và tiến hành nộp phí theo quy định của pháp luật.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa hoặc lập cơ sở bán lẻ hàng hóa sẽ cần xin cấp Giấy phép kinh doanh. 

Ngoài ra với một số ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp còn phải xin thêm các giấy phép liên quan khác thì mới được phép hoạt động. 

Sau khi hoàn tất các bước trên, nhà đầu tư nước ngoài cần mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển vốn vào đúng hạn theo Giấy chứng nhận đầu tư. 

Công ty cũng phải mở tài khoản giao dịch để nhận tiền từ tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các giao dịch tài chính tại Việt Nam.

4.2. Quy trình thủ tục mở công ty bằng cách mua cổ phần

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo dạng góp vốn, quy trình sẽ diễn ra như sau:

Nhà đầu tư nước ngoài cần có một doanh nghiệp tại Việt Nam trước khi đầu tư hoặc mua cổ phần. Nếu chưa có, đối tác Việt Nam phải thành lập công ty mới với toàn bộ vốn trong nước.

Nhà đầu tư nước ngoài chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

Thông tin về doanh nghiệp và tỷ lệ vốn sở hữu sau khi đầu tư.

Giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư cá nhân/tổ chức.

Văn bản thỏa thuận góp vốn hoặc mua cổ phần.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công ty nhận vốn.

Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT cấp tỉnh. Trong 15 ngày làm việc, Sở sẽ phát hành Thông báo xác nhận điều kiện góp vốn.

Nhà đầu tư thực hiện chuyển vốn qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Nếu góp trên 51%, công ty sẽ mở tài khoản này. Các bên chuyển nhượng phải kê khai thuế.

Cập nhật thông tin góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Sở KH&ĐT.

Doanh nghiệp cần xin Giấy phép kinh doanh nếu hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, hoặc các giấy phép khác nếu ngành nghề có điều kiện.

5. Tuân thủ sau khi thành lập công ty vốn nước ngoài 

Các thủ tục sau khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tương tự công ty Việt Nam bao gồm:

  1. Treo biển tên tại trụ sở: Đảm bảo công ty có biển hiệu theo đúng quy định pháp luật.
  2. Đăng ký chữ ký số: Để thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan thuế và các tổ chức khác.
  3. Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử: Đăng ký với cơ quan thuế để phát hành hóa đơn điện tử cho công ty.
  4. Báo cáo tình hình thực hiện dự án: Báo cáo định kỳ về việc triển khai dự án đầu tư theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  5. Kê khai và nộp thuế: Thực hiện các nghĩa vụ thuế đầy đủ và đúng hạn theo quy định pháp luật.

Doanh nghiệp phải báo cáo tài chính hàng năm, kê khai thuế, và tuân thủ các yêu cầu pháp lý để tránh rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động.

6. GLA hỗ trợ các doanh nghiệp mở công ty vốn nước ngoài ở Việt Nam như thế nào?

Việc hiểu rõ các bước từ khâu đăng ký đến các nghĩa vụ sau thành lập sẽ giúp doanh nghiệp của bạn khởi đầu vững chắc và phát triển bền vững tại Việt Nam.

Vì lý do đó, GLA sẽ là đối tác toàn diejn hỗ trợ các doanh nghiệp mở công ty DFI tại Việt Nam với mức chi phí tối ưu bao gồm

  • Tư vấn và hỗ trợ thành lập công ty Việt Nam.
  • Tư vấn loại hình Doanh nghiệp phù hợp với mô hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
  • Chuẩn bị các loại hồ sơ cần thiết cho Doanh nghiệp Việt Nam.
  • Tư vấn thuế phù hợp với loại hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam.
  • Hỗ trợ đăng ký các loại giấy phép kinh doanh tại Việt Nam.
  • Hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng vật lý, ngân hàng online tại Việt Nam, v.v.
  • Chuẩn bị báo cáo tài chính và báo cáo thuế đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam.

7. Những câu hỏi thường gặp về thành lập công ty FDI ở Việt Nam

1. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được phép mua bất động sản tại Việt Nam không?

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài được phép thuê đất hoặc thuê văn phòng, nhưng việc mua quyền sở hữu đất thường bị hạn chế. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp hoặc khu kinh tế, công ty FDI được tận hưởng chính sách ưu đãi cho thuê đất dài hạn theo khu kinh tế.

Icon gla element Ý chính nổi bật
  • Nhà đầu tư nước ngoài có thể ở công ty bằng cách góp vốn từ đầu hoặc mua cổ phần của công ty Việt Nam.
  • Việc mở công ty góp vốn hay mua cổ phần sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực công ty và quốc tịch nhà đầu tư.
  • Nhà đầu tư cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu, nộp đơn xin Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các quy định về vốn, tỷ lệ sở hữu và ngành nghề đều phải tuân thủ nghiêm ngặt.
  • Doanh nghiệp phải báo cáo tài chính hàng năm, kê khai thuế, và tuân thủ các yêu cầu pháp lý để tránh rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động.

So sánh nhanh chóng

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận chịu thuế
USD
Quốc gia
Quốc giaLợi nhuận chịu thuế
Singapore
Hong Kong
The U.S.

Bài viết liên quan

Đề xuất từ chuyên gia

Nếu bạn đang mong muốn mở rộng việc kinh doanh quốc tế, Singapore nên là lựa chọn hàng đầu cho Doanh nghiệp thành lập công ty tại nước ngoài.

Đề xuất từ chuyên gia
Mục lục bài viết Mục lục
Điều chỉnh cỡ chữ Cỡ chữ
Liên hệ chuyên gia
Bản tin độc quyền Độc quyền
MENU