Chuẩn mực kế toán tại Singapore




Nội dung bài viết
- 1. Chuẩn mực kế toán
- 2. Chuẩn mực kế toán tại Singapore
- 3. So sánh SFRS (Chuẩn mực báo cáo tài chính Singapore) và IFRS (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế)
- 4. Global Link Asia Consulting hỗ trợ doanh nghiệp Singapore tuân thủ chuẩn mực kế toán tại Singapore như thế nào?
- 5. Những câu hỏi thường gặp về Chuẩn mực kế toán Singapore
Chuẩn mực kế toán là nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì tính minh bạch và tuân thủ quy định tài chính. Tại Singapore, các công ty phải áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Singapore (SFRS) – hệ thống dựa trên IFRS nhằm đảm bảo tính nhất quán và đáng tin cậy trong báo cáo tài chính. Vậy SFRS có gì đặc biệt? Doanh nghiệp nhỏ có thể áp dụng chuẩn mực đơn giản hơn không? Hãy cùng tìm hiểu để đảm bảo công ty bạn luôn tuân thủ quy định kế toán công ty Singapore một cách hiệu quả.
Xin lưu ý bài viết không phải tài liệu tòan diện về các chuẩn mực cũng như không phải lời khuyên chuyên nghịêp từ các chuyên gia mà chỉ nhằm mục đích cung cấp cái nhìn tổng quan và bao quát về các vấn đề kế toán tại Singapore.
1. Chuẩn mực kế toán
Các doanh nghiệp trên thế giới đều thể hiện các họat động tài chính của mình thông qua các báo cáo tài chính. Hình thức của các bản báo cáo này là đa dạng tùy theo mỗi quốc gia và luôn tuân thủ theo những nguyên lý, quy tắc hoặc công ước về môi trường chính trị, luật pháp, kinh tế, và văn hóa của quốc gia đó. Cũng chính vì lý do này mà những báo cáo tài chính này thường thiếu sự tòan diện và sự công nhận của quốc tế.
Hiện nay, trước sự tòan cầu hóa của thế giới, những thông tin tài chính càng có tính so sánh, minh bạch, rõ ràng, độ tin cậy cao sẽ góp phần tạo nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp có thị trường vốn tòan cầu. Do đó, yêu cầu về một chuẩn mực cho báo cáo tài chính trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết bởi sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng và quy mô của các tập đòan đa quốc gia, đầu tư trực tiếp từ nước ngòai, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, và việc mua bán cổ phiếu cũng như là số cổ phiếu nước ngòai trên sàn giao dịch chứng khóan.
Chuẩn mực kế toán bao gồm tập hợp các nguyên tắc và thông lệ của chính phủ cho hình thức xử lý các giao dịch tài chính khác nhau. Mục tiêu chính của chuẩn mực kế toán là thiết lập sự công nhận, đo lường, trình bày nhằm giải quyết các giao dịch và sự kiện quan trọng trong những báo cáo tài chính mang mục đích chung. Các báo cáo này thường cung cấp thông tin về họat động, vị trí và dòng tiền, điều này vô cùng hữu ích cho những cá nhân thực hiện các quyết định về tài chính. Những cá nhân này có thể là các nhà đầu tư, người lao động, người cho vay, các nhà cung ứng hiện tại, tiềm năng hay những chủ nợ thương mại, khách hàng, nhà chức trách khác, các đại lý của họ và công chúng nói chung. Họ sử dụng các báo cáo tài chính nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau về thông tin.
Lực lượng quan trọng nhất làm nên sự phát triển chuẩn mực kế tóan quốc tế là Hội Đồng Chuẩn Mực Kế Tóan Quốc Tế (IASB) - một tổ chức độc lập thiết lập chuẩn mực kế tóan của IFRS Foundation. Mục tiêu lớn của IASB là tiếp tục hài hòa hóa các thông lệ kế toán thông qua việc xây dựng các chuẩn mực kế toán và thúc đẩy sự chấp nhận và sử dụng trên toàn thế giới. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) của IASB được sử dụng rộng rãi như một thước đo để đo lường tình hình tài chính của các doanh nghiệp. Độ tin cậy và chất lượng cao, tuy nhiên nó khá dài dòng và phức tạp.
2. Chuẩn mực kế toán tại Singapore
2.1 Chuẩn mực báo cáo tài chính Singapore (SFRS)
Ở Singapore, chuẩn mực kế toán được biết đến như Chuẩn mực báo cáo tài chính Singapore (SFRS) và dựa trên IFRS. Tất cả các công ty có năm tài chính bắt đầu từ hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 phải tuân thủ và thực hiện theo SFRS.
Kế toán dồn tích là một trong những nguyên tắc chính của chuẩn mực kế toán Singapore. Báo cáo tài chính đựơc lập trên cơ sở dồn tích của kế toán.
Theo cơ sở này, những ảnh hưởng từ các giao dịch và các sự kiện sẽ được ghi nhận khi chúng xảy ra (chứ không phải khi tiền mặt hay các giá trị tương đương được nhận hoặc chi trả). Những giao dịch này sẽ được ghi nhận lại trong sổ sách kế toán và báo lại trong báo cáo tài chính của các kì có liên quan. Các báo cáo tài chính dựa trên cơ sở dồn tích không những thông báo cho người dùng những giao dịch trong quá khứ có liên quan đến việc thanh tóan và nhận tiền mặt, mà còn nhắc nhở nghĩa vụ chi trả và các nguồn tiền được nhận trong tương lai.
Mỗi tiêu chuẩn trong chuẩn mực kế toán Singapore được đặt tên theo FRS X, ví dụ: FRS 1. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm một chủ đề cụ thể như trình bày báo cáo tài chính, ghi nhận doanh thu, kiểm kê hàng tồn kho, v.v.
2.2 SFRS cho các doanh nghiệp nhỏ (SFRS cho SE)
Trước sự thay đổi không ngừng của thế giới , các chuẩn mực kế toán đang ngày càng trở nên phức tạp hơn. Điều này gây khó khăn hơn cho các doanh nghiệp nhỏ để họ cảm thấy tự tin rằng mình đã tuân thủ đúng. Áp dụng SFRS (đầy đủ) sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi họ nhận thấy các yêu cầu vượt quá khả năng và nguồn lực của mình. Trong khi đó, cũng như ở nhiều nước khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại chiếm phần lớn các công ty đang hoạt động tại Singapore.
Như một biện pháp để giải quyết các nhu cầu cụ thể của các doanh nghiệp vừa và nhỏ quốc tế, IASB ban hành một IFRS đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm 2009. Theo đó, Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán (ASC) của Singapore cũng đã công bố việc ban hành Chuẩn mực báo cáo tài chính Singapore (SFRS) cho các doanh nghiệp vừa & nhỏ vào tháng 11 năm 2010.
SFRS cho các doanh nghiệp nhỏ là một khung sườn thay thế cho SFRS (đầy đủ) cho các công ty, đơn vị đủ điều kiện tại Singapore. SFRS được liên kết chặt chẽ với IFRS cho các doanh nghiệp nhỏ, và nó đã được ban hành sau khi tham khảo ý kiến với các bên liên quan. Nó cung cấp một tiêu chuẩn báo cáo tài chính bắt buộc đối với các doanh nghiệp nhỏ có kỳ hạn báo cáo bắt đầu từ hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2011.
Mục tiêu của SFRS cho doanh nghiệp nhỏ là cung cấp một số hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ trong việc tuân thủ SFRS một cách đầy đủ mà vẫn đảm bảo chất lượng, tính minh bạch và sự tương quan, điều này không những đem lại lợi ích cho cộng đồng đầu tư mà còn cho những cá nhân sử dụng báo cáo tài chính khác.
Doanh nghiệp thành lập công ty tại Singapore hay chi nhánh của một công ty nước ngoài tại Singapore có đủ điều kiện để áp dụng "SFRS cho doanh nghiệp nhỏ" với các điều kiện sau:
- Không chịu trách nhiệm công khai giải trình
- Ban hành báo cáo tài chính với mục đích chung dành cho người sử dụng bên ngoài doanh nhgiệp.
- Phải là một doanh nghiệp nhỏ. Một doanh nghiệp sẽ được coi là doanh nghiệp nhỏ nếu nếu đáp ứng ít nhất hai trong ba tiêu chuẩn sau đây:
- Tổng doanh thu hàng năm không nhiều hơn 10.000.000 SGD.
- Tổng tài sản không nhiều hơn 10.000.000 SGD.
- Tổng số lao động không quá 50 người.
Cần lưu ý rằng SFRS cho doanh nghiệp nhỏ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 và để đủ điều kiện cho SFRS đơn giản này, một doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chí cho mỗi năm trong hai năm liên tiếp trước đó. Một doanh nghiệp có đủ điều kiện cho các tiêu chí trên có thể áp dụng các tiêu chuẩn SFRS đơn giản này cho đến khi nó vượt ra khỏi ngưỡng kích thước trong hai kỳ báo cáo liên tiếp và trong trường hợp đó các công ty bắt buộc tuân theo SFRS một cách toàn diện.
Công ty con của một công ty cổ phần đang sử dụng SFRS (đầy đủ) vẫn có thể áp dụng SFRS cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng nó phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định đã được liệt kê ở trên.
2.3 Lựa chọn giữa SFRS (đầy đủ) và SFRS cho doanh nghiệp nhỏ
Trong mấy năm gần đây, hầu hết các công ty/đơn vị đăng ký tại Singapore, bất kể kích thước, đều đã áp dụng SFRS (đầy đủ). Hiện nay, SFRS phiên bản đơn giản phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, các công ty đủ điều kiện cho SFRS tiêu chuẩn mới nên xem xét vài điểm quan trọng trước khi áp dụng SFRS cho doanh nghiệp mình.
Công ty cũng nên xem xét lại kế hoạch tăng trưởng và bản chất của kinh doanh trước khi áp dụng các tiêu chuẩn này. Một số vấn đề cần phải được xem xét:
- Chi phí vận chuyển - chi phí đào tạo, hệ thống và phần mềm kế toán
- Kế hoạch tương lai - Kế hoạch IPO, xác suất của các doanh nghiệp vượt quá ngưỡng kích thước
- Xem xét tập hợp nhóm – những ảnh hưởng cho các công ty cổ phần
- Tài chính - tổ chức tài chính và những người cho vay luôn tìm kiếm ưu tiên những báo cáo theo hình thức SFRS bản đầy đủ.
Công ty biên - những công ty chuẩn bị nâng tầm quy mô – tốt hơn hết là áp dụng SFRS (đầy đủ), mà không cần do dự về các tiêu chuẩn. Tương tự như vậy, các công ty đã sử dụng quen SFRS (đầy đủ), những công ty thuộc cùng một nhóm hoặc được lập bởi công ty mẹ đã áp dụng theo SFRS (đầy đủ), những công ty sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực từ SFRS phiên bản đơn giản, phải hạn chế việc áp dụng SFRS cho doanh nghiệp nhỏ.
Tóm lại "SFRS cho các doanh nghiệp nhỏ" sẽ là lý tưởng cho các công ty mới thành lập và những công ty gặp khó khăn với SFRS (đầy đủ) hoặc những công ty mà báo cáo tài chính không được sử dụng bởi người dùng ngoài doanh nghiệp.
3. So sánh SFRS (Chuẩn mực báo cáo tài chính Singapore) và IFRS (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế)
Chuẩn mực báo cáo tài chính Singapore (SFRS) và Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) có nhiều điểm tương đồng do SFRS được xây dựng dựa trên IFRS. Dưới đây là bảng so sánh giữa hai chuẩn mực báo cáo tài chính:
Tiêu chí | SFRS (Singapore Financial Reporting Standards) | IFRS (International Financial Reporting Standards) |
Cơ quan ban hành | Accounting Standards Council (ASC) Singapore | International Accounting Standards Board (IASB) |
Phạm vi áp dụng | Bắt buộc đối với các doanh nghiệp được thành lập tại Singapore | Được chấp nhận rộng rãi tại hơn 100 quốc gia |
Nguồn gốc | Dựa trên IFRS, nhưng có một số điều chỉnh phù hợp với môi trường kế toán Singapore | Tiêu chuẩn kế toán quốc tế do IASB ban hành |
Mức độ tương đồng | Tương đồng với IFRS về cơ bản, nhưng vẫn có sự khác biệt nhỏ trong việc áp dụng một số quy định | Được sử dụng như một tiêu chuẩn chung trên toàn cầu |
Các bố cục báo cáo tài chính | Tuân thủ Framework của SFRS, bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo | Tuân thủ IFRS, bao gồm các báo cáo tài chính tương tự |
4. Global Link Asia Consulting hỗ trợ doanh nghiệp Singapore tuân thủ chuẩn mực kế toán tại Singapore như thế nào?
Global Link Asia Consulting hỗ trợ doanh nghiệp Singapore tuân thủ chuẩn mực kế toán tại Singapore qua các dịch vụ sau:
- Hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Singapore (SFRS) phù hợp với quy định hiện hành.
- Hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị báo cáo tài chính tuân thủ SFRS và đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý.
- Cung cấp giải pháp kế toán Singapore chuyên nghiệp, đảm bảo hồ sơ kế toán chính xác và minh bạch.
- Đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của Cục thuế Singapore (IRAS).
- Cập nhật SFRS, hay những thay đổi mới nhất về kế toán và thuế, giúp doanh nghiệp nắm bắt và áp dụng kịp thời.
- Hỗ trợ kiểm toán & tuân thủ pháp lý, phối hợp với các đơn vị kiểm toán để đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ quy định pháp lý và kế toán.
5. Những câu hỏi thường gặp về Chuẩn mực kế toán Singapore
Chuẩn mực kế toán tại Singapore là gì?
Singapore áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính Singapore (SFRS), được xây dựng dựa trên IFRS, áp dụng cho tất cả công ty có năm tài chính từ 01/01/2003 trở đi.
Sự khác biệt giữa SFRS và IFRS là gì?
SFRS về cơ bản tương đồng với IFRS nhưng có một số điều chỉnh nhỏ để phù hợp với môi trường pháp lý và kinh tế của Singapore.
SFRS cho doanh nghiệp nhỏ (SFRS for SE) là gì?
Là phiên bản đơn giản hơn của SFRS dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp giảm bớt yêu cầu phức tạp về kế toán.
Doanh nghiệp nào có thể áp dụng SFRS for SE?
Doanh nghiệp không có trách nhiệm công khai giải trình và đáp ứng ít nhất 2/3 tiêu chí sau:
- Doanh thu ≤ 10 triệu SGD
- Tổng tài sản ≤ 10 triệu SGD
- Số lao động ≤ 50 người

- Chuẩn mực kế toán toàn cầu & IFRS: Chuẩn mực kế toán giúp đảm bảo tính minh bạch, so sánh và độ tin cậy trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, với IFRS là hệ thống chuẩn mực quốc tế quan trọng nhất.
- Chuẩn mực Kế toán Singapore (SFRS): Singapore áp dụng SFRS dựa trên IFRS, bắt buộc đối với các công ty có năm tài chính từ 01/01/2003, với nguyên tắc kế toán dồn tích làm nền tảng.
- SFRS cho doanh nghiệp nhỏ: Được thiết kế đơn giản hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, áp dụng nếu đáp ứng ít nhất 2 trong 3 tiêu chí (doanh thu, tài sản, số lượng lao động).
- Lựa chọn giữa SFRS đầy đủ và SFRS cho doanh nghiệp nhỏ: Các công ty cần xem xét kế hoạch tăng trưởng, chi phí, tài chính và yêu cầu của bên liên quan trước khi quyết định áp dụng SFRS nào.

Bài viết được đăng bởi GLA vào 26/10/2015. Bản quyền và nội dung đi kèm thuộc sở hữu trí tuệ của GLA. Tất cả các quyền được bảo lưu.
Hướng dẫn và nội dung mang tính thông tin chung, không nhằm đưa ra hướng dẫn và tư vấn cụ thể về kế toán, thuế, pháp lý hay các tư vấn chuyên môn khác. Độc giả cần tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn đối với các vấn đề cụ thể.