Chi tiêt về quy trình, thủ tục thành lập công ty Logistics tại Singapore trọn gói (2025)
Nội dung bài viết
- 1. Sự phát triển thị trường Logistics tại Singapore
- 2. Vì sao Doanh nghiệp nên mở công ty Logistics tại Singapore?
- 3. Giấy phép cần có khi mở công ty Logistics tại Singapore
- 4. Thuế mà Doanh nghiệp logistics Singapore cần quan tâm
- 5. Các chương trình ưu đãi thuế cụ thể tại Singapore dành cho Công ty Logistics tại Singapore
- 6. Thủ tục thành lập công ty logistics tại Singapore
- 7. Global Links Asia hỗ trợ Doanh nghiệp Việt đăng ký kinh doanh công ty Logistics tại Singapore như thế nào?
- 8. Những câu hỏi thường gặp về thành lập công ty Logistics tại Singapore
Singapore, với vị thế là một trung tâm logistics hàng đầu thế giới, đang thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, việc thành lập và vận hành một công ty logistics tại Singapore không hề đơn giản, đòi hỏi doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thủ tục hành chính phức tạp và cạnh tranh khốc liệt.
Bài viết này sẽ chia sẻ thông tin về thủ tục thành lập công ty logistics tại Singapore, từ việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp đến việc xin giấy phép kinh doanh.
Qua đó, Công ty sẽ có những kiến thức cần thiết để đưa ra quyết định đúng đắn khi thành lập công ty logistics tại singapore.
1. Sự phát triển thị trường Logistics tại Singapore
Với vị trí địa lý đắc địa tại trung tâm Đông Nam Á, Singapore từ lâu đã khẳng định mình là một trong những trung tâm logistics hàng đầu thế giới. Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, chính sách kinh tế mở cùng với sự ổn định chính trị đã biến quốc đảo này thành một điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động thương mại và logistics quốc tế.
Thương mại điện tử - Động lực tăng trưởng mới
Sự bùng nổ của thương mại điện tử trong những năm gần đây đã trở thành một động lực chính thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường logistics tại Singapore.
Theo dự báo, quy mô thị trường thương mại điện tử tại đây sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng với tốc độ bình quân hàng năm là 16,2%, đạt 14,2 tỷ SGD vào năm 2025. Sự tăng trưởng này đòi hỏi các Công ty logistics phải không ngừng cải tiến quy trình, nâng cao hiệu quả để đáp ứng nhu cầu giao hàng nhanh chóng và chính xác của khách hàng.
Chi phí logistics và tiềm năng tăng trưởng
Bên cạnh đó, chi phí logistics tại Singapore cũng đang có những diễn biến đáng chú ý. Dự báo đến năm 2029, chi phí logistics của thị trường vận tải và hậu cần tại đây sẽ đạt mức 58,24 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 3,01%. Điều này cho thấy, mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, thị trường logistics tại Singapore vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.
Cảng biển - Động mạch của nền kinh tế
Cảng biển đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics tại Singapore. Với lượng container thông qua cảng dự kiến đạt 38,49 triệu TEU vào năm 2024, các cảng biển tại Singapore đang ngày càng khẳng định vị thế là một trong những trung tâm chuyển tiếp hàng hóa lớn nhất thế giới.
Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thị trường, Chính phủ Singapore đang đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển cơ sở hạ tầng logistics và nâng cao khả năng kết nối.
Các sáng kiến chính bao gồm xây dựng mạng lưới 5G quốc gia, cải thiện năng lực chuỗi cung ứng, và phát triển các nền tảng thanh toán điện tử. Với hệ thống giao thông đa phương thức hiện đại và kết nối liền mạch giữa các cảng biển và sân bay hàng đầu thế giới, Singapore đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho các hoạt động logistics quốc tế.
2. Vì sao Doanh nghiệp nên mở công ty Logistics tại Singapore?
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics nên thành lập công ty tại Singapore vì:
Mở rộng thương hiệu ra thị trường quốc tế
Singapore, với vị trí địa lý thuận lợi ở trung tâm Đông Nam Á, đã trở thành một trung tâm thương mại và hàng không sầm uất của thế giới.
Chính sách mở cửa, thu hút đầu tư, cùng với hệ thống cảng biển và logistics hiện đại đã góp phần biến đảo quốc này thành một cường quốc kinh tế.
Nhờ những lợi thế vượt trội này, Singapore là một địa điểm lý tưởng để các công ty logistics mở rộng hoạt động, tận dụng cơ sở hạ tầng hiện đại và mạng lưới giao thương rộng khắp, từ đó nâng cao vị thế và uy tín của Doanh nghiệp trên trường quốc tế.
Tiếp cận các đối tác, khách hàng quốc tế
Với hệ thống cảng biển hiện đại, cơ sở hạ tầng phát triển và môi trường kinh doanh thuận lợi, Singapore là một địa điểm lý tưởng để các Doanh nghiệp logistics mở rộng hoạt động.
Đặt trụ sở tại đây, Doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận dễ dàng với mạng lưới cung ứng toàn cầu, nguồn nhân lực chất lượng cao và các đối tác kinh doanh lớn trên thế giới. Nhờ đó, Doanh nghiệp không chỉ mở rộng thị trường vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà còn nâng cao uy tín thương hiệu trên trường quốc tế.
Hưởng mức thuế ưu đãi
Hiện nay, Chính phủ Singapore ban hành các chính sách ưu đãi về thuế cho các công ty thành lập tại Singapore. Vì vậy các công ty Logistics mở công ty tại Singapore sẽ được hưởng chính sách ưu đãi thuế như sau:
- Chính sách miễn giảm thuế dành cho công ty mới thành lập tại Singapore được áp dụng cho 3 năm đánh giá đầu tiên.
- Chính sách giảm thuế một phần được áp dụng cho tất cả các loại hình công ty, thành lập và hoạt động tại Singapore từ năm thứ 4 trở đi.
Dễ dàng trong việc giao dịch tài chính quốc tế thông qua việc mở thẻ thanh toán quốc tế
Singapore, là một trong 10 trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, sở hữu hệ thống ngân hàng lớn mạnh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty logistics tại đây có thể dễ dàng mở các tài khoản ngân hàng doanh nghiệp và cá nhân.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các giao dịch tài chính quốc tế cũng trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn nhờ vào hệ thống cổng thanh toán quốc tế hiện đại, cùng với đó là các loại thẻ thanh toán quốc tế đa dạng, giúp giảm thiểu chi phí và thủ tục.
Thủ tục nhận, chuyển tiền từ các hãng tàu, đơn vị vẫn chuyển quốc tế dễ dàng nhanh chóng
Singapore là trung tâm tài chính của châu Á, và là một đất nước hội tủ đủ tất cả các ngân hàng lớn trên thế giới cũng như cho phép được sử dụng đa dạng các loại tài khoản ngân hàng online, cổng thanh toán quốc tế phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn.
Bên cạnh đó, Singapore còn là nơi tập trung của các Doanh nghiệp Logistics (hãng tàu, đơn vị vận chuyển quốc tế) cho nên thủ tục nhận, chuyển tiền giữa các công ty Logistics tại Singapore và các nhà cung cấp (hãng tàu, đơn vị cận chuyển quốc tế) dễ dàng và nhanh chóng, an toàn, tiện lợi hơn.
GLA đã và đang hỗ trợ thành công nhiều Công ty mở công ty logistics tại Singapore để mở rộng thị trường kinh doanh, đầu tư ra quốc tế.
3. Giấy phép cần có khi mở công ty Logistics tại Singapore
Các loại giấy phép cụ thể cần có đối với một công ty Logistics tại Singapore phụ thuộc vào bản chất hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Một số loại giấy phép phổ biến bao gồm:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh: Đây là loại đăng ký cơ bản bắt buộc đối với bất kỳ Doanh nghiệp nào tại Singapore. Việc này được thực hiện thông qua Cơ quan quản lý kế toán và doanh nghiệp (ACRA).
- Giấy phép lao động (Employment Pass): Nếu Công ty có kế hoạch thuê nhân viên nước ngoài, Công ty sẽ cần phải đăng ký giấy phép làm việc cho nhân viên.
- Giấy phép giao nhận hàng hóa: Nếu Công ty bạn cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa, bạn sẽ cần phải có giấy phép từ Cơ quan hàng hải và cảng Singapore (MPA).
- Giấy phép kho bãi: Nếu Công ty điều hành kho bãi, bạn có thể cần phải có giấy phép từ các cơ quan có thẩm quyền, chẳng hạn như Cơ quan quản lý đất đai Singapore (SLA).
- Giấy chứng nhận nhập khẩu và xác minh giao hàng (Import Certificate and Delivery Verification) để nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao.
4. Thuế mà Doanh nghiệp logistics Singapore cần quan tâm
Thuế hàng hóa và dịch vụ (GST)
- GST là thuế giá trị gia tăng được đánh vào hầu hết hàng hóa và dịch vụ được cung cấp tại Singapore.
- Các công ty logistics thường phải chịu GST đối với các dịch vụ của công ty, bao gồm vận chuyển, kho bãi và giao nhận hàng hóa.
- Tuy nhiên, một số dịch vụ quốc tế, chẳng hạn như vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, có thể được đánh thuế suất bằng 0 hoặc miễn GST.
- Các doanh nghiệp có doanh thu GST hàng năm vượt quá 1 triệu đô la Singapore phải đăng ký GST và thu và nộp thuế cho Cơ quan doanh thu nội địa Singapore (IRAS).
Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập doanh nghiệp được đánh vào lợi nhuận mà các công ty hoạt động tại Singapore nhận được.
- Mức thuế doanh nghiệp tại Singapore là một trong những mức thấp nhất trên thế giới, hiện ở mức 17%.
- Một số ngành công nghiệp nhất định, chẳng hạn như vận chuyển quốc tế và thương mại quốc tế, có thể đủ điều kiện được giảm thuế suất hoặc miễn thuế theo các chương trình cụ thể.
Thuế hải quan và thuế nhập khẩu
- Thuế hải quan và thuế nhập khẩu được đánh vào hàng hóa nhập khẩu.
- Mức thuế hải quan và thuế nhập khẩu thay đổi tùy theo loại hàng hóa và quốc gia xuất xứ.
- Các công ty logistics có thể phải trả thuế hải quan và thuế nhập khẩu thay mặt cho khách hàng của công ty.
Thuế tài sản
- Phạm vi: Áp dụng cho quyền sở hữu bất động sản tại Singapore.
- Các công ty logistics tại Singapore thường sở hữu hoặc thuê bất động sản để làm kho bãi và văn phòng tại Singapore.
5. Các chương trình ưu đãi thuế cụ thể tại Singapore dành cho Công ty Logistics tại Singapore
Maritime Sector Incentive (MSI) scheme
Chương trình khuyến khích ngành hàng hải (Maritime Sector Incentive (“MSI”)) là một chương trình toàn diện được thiết kế để kích thích tăng trưởng và phát triển trong ngành hàng hải Singapore.
Chương trình cung cấp nhiều ưu đãi và lợi ích về thuế để thu hút các doanh nghiệp vận tải biển quốc tế, nhà cung cấp dịch vụ phụ trợ và các tổ chức tài chính thành lập và mở rộng hoạt động tại quốc gia này. Chương trình bao gồm ba giải thưởng chính:
- Giải thưởng MSI - Doanh nghiệp vận tải biển quốc tế được phê duyệt (MSI-AIS): Giải thưởng này hướng đến các chủ sở hữu và nhà điều hành tàu quốc tế, cung cấp cho họ các khoản miễn thuế hoặc cơ sở thuế thay thế dựa trên trọng tải tịnh của tàu. Các công ty đủ điều kiện có thể được hưởng các lợi ích này trong thời hạn gia hạn 10 năm hoặc thời hạn không gia hạn 5 năm với tùy chọn gia hạn lên 10 năm nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định.
- Giải thưởng MSI - Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải biển (MSI-SSS): Giải thưởng này tập trung vào các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển phụ trợ và khuyến khích các tập đoàn vận tải biển thành lập các chức năng dịch vụ doanh nghiệp tại Singapore. Các công ty được chấp thuận được hưởng mức thuế ưu đãi là 10% đối với thu nhập tăng thêm có được từ việc cung cấp các dịch vụ đủ điều kiện như môi giới tàu biển, giao nhận hàng hóa và quản lý tàu biển.
- MSI - Giải thưởng cho thuê tàu biển (MSI-ML): Giải thưởng này nhằm mục đích thu hút các tổ chức sử dụng Singapore làm cơ sở vốn và tài trợ cho hoạt động tài trợ tàu biển hoặc container biển. Các công ty đủ điều kiện có thể được hưởng ưu đãi thuế đối với thu nhập cho thuê đủ điều kiện và được hưởng mức thuế ưu đãi cho tổ chức quản lý. Giải thưởng này bao gồm cả hợp đồng cho thuê tài chính hoạt động và đủ điều kiện.
Global Trader Programme (GTP)
Các Công ty thương mại quốc tế đủ điều kiện sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi từ 5%, 10% hoặc 15% đối với thu nhập ròng phát sinh từ các hoạt động như: mua bán, giao dịch hàng hóa vật chất; môi giới các giao dịch này; và giao dịch phái sinh. Mức thuế cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng loại hình giao dịch và quy mô hoạt động của Công ty.
Chương trình hoãn GST nhập khẩu (Import GST Deferment Scheme (“IGDS”))
Chương trình cho phép Công ty được hoãn thanh toán GST nhập khẩu cho đến khi đến hạn nộp thuế GST hàng tháng.
6. Thủ tục thành lập công ty logistics tại Singapore
6.1. Điều kiện thành lập công ty Logistics tại Singapore
Việc thành lập công ty Logistics tại Singapore đòi hỏi một bộ tài liệu cụ thể để đảm bảo tuân thủ các quy định của địa phương. Sau đây là một số tài liệu thiết yếu mà Doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Tên công ty: Tên duy nhất và có sẵn theo quy định đặt tên của ACRA,
- Thông tin về cổ đông và giám đốc: Ít nhất một giám đốc phải là cư dân Singapore. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp.
- Thư ký công ty: Bắt buộc phải có một thư ký công ty Singapore, khác với giám đốc chỉ định công ty.
- Địa chỉ đã đăng ký: Địa chỉ chính thức của Doanh nghiệp tại Singapore.
- Bằng chứng về địa chỉ: Tài liệu xác minh địa chỉ đã đăng ký, chẳng hạn như hóa đơn tiện ích hoặc hợp đồng thuê văn phòng.
6.2. Quy trình, thủ tục thành lập công ty Logistics tại Singapore với GLA
Thủ tục thành lập công ty Logistics tại Singapore bao gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ với ACRA
GLA sẽ tiến hành nộp hồ sơ Singapore với Cơ quan quản lý doanh nghiệp và Kế toán (ACRA - Accounting and Corporate Regulatory Authority).
Bước 2: Nhận giấy phép thành lập công ty logistics tại Singapore
Sau 01 - 02 ngày làm việc kể từ ngày GLA nộp hồ sơ, Doanh nghiệp sẽ nhận được giấy phép công ty Singapore, bao gồm:
- Biz Profile.
- E-Flie.
- Các hồ sơ liên quan như Điều lệ công ty (The Constitution of The Company), Biên bản họp Hội đồng thường niên đầu tiên (First Direction Meeting).
Ngoài ra, Singapore sử dụng e-fle được trích xuất hợp phát và chính thức từ ACRA nên tất cả giấy phép của công ty Singapore sẽ đều được nhận bằng e-file và không có bản cứng.
Bước 3: Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp
Sau khi nhận được các giấy phép trên, công ty Singapore đã có thể bắt đầu hoạt động, Doanh nghiệp sẽ được thực hiện thanh toán 50% còn lại cho GLA để chuẩn bị cho giai đoạn mở tài khoản ngân hàng cho công ty Singapore.
Ngoài ra, GLA còn hỗ trợ Công ty logistics lập báo cáo tài chính doanh nghiệp theo quy định của IRAS, đăng ký Trademark tại Singapore. v.v.
7. Global Links Asia hỗ trợ Doanh nghiệp Việt đăng ký kinh doanh công ty Logistics tại Singapore như thế nào?
GLA là đơn vị tư vấn và hỗ trợ các Công ty logistics mở rộng thị trường quốc tế: Singapore, Hồng Kông, Mỹ, Thái Lan, v.v. GLA hỗ trợ các Doanh nghiệp thành lập công ty logistics tại Singapore như sau:
- Tư vấn pháp lý về đăng ký kinh doanh công ty Logistics tại Singapore: loại hình doanh nghiệp Singapore phù hợp, thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Singapore, các quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp logistics tại Singapore, v.v.
- Hỗ trợ các thủ tục cần thiết để đăng ký kinh doanh công ty Logistics tại Singapore.
- Hỗ trợ sau thành lập doanh nghiệp tại Singapore: Thủ tục thuế kế toán Singapore, mở tài khoản ngân hàng Singapore, mở cổng thanh toán quốc tế: PayPal, Stripe, v.v.
GLA với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, am hiểu các quy định, pháp luật hiện hành tại Singapore sẽ tư vấn cho Công ty một cách chi tiết và chính xác về các quy định pháp luật liên quan đến việc đăng ký kinh doanh công ty Logistics tại Singapore.
Nếu Công ty muốn đăng ký kinh doanh công ty Logistics tại Singapore mở rộng thị trường kinh doanh thì liên hệ ngay với GLA để được tư vấn, hỗ trợ chính xác và nhanh nhất nhé.
8. Những câu hỏi thường gặp về thành lập công ty Logistics tại Singapore
1. Thời gian thành lập công ty Logistics tại Singapore mất bao nhiêu thời gian?
Thời gian thành lập công ty Logistics tại Singapore có thể kéo dài từ 1-2 ngày làm việc từ khi hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp được ACRA phê duyệt
2. Báo cáo tài chính - thuế kế toán tại Singapore có phức tạp không?
Để đảm bảo nộp báo cáo đúng quy định pháp lý chính phủ Singapore, GLA với kinh nghiệm hỗ trợ các công ty tại Singapore về thuế- kế toán sẽ đồng hành cùng Doanh nghiệp cần đơn vị hỗ trợ các thủ tục báo cáo tài chính - thuế kế toán tại Singapore hiệu quả, tiết kiệm và chuyên nghiệp.
3. Những thủ tục cần thiết để thành lập công ty logistics tại Singapore?
- Đăng ký công ty với ACRA.
- Đăng ký giấy phép kinh doanh các hoạt động logistics.
- Tuân thủ các quy định về lao động, thuế và hải quan.
- Mở công ty Logisitics tại Singapore giúp công ty tối ưu quy trình vận hành dịch vụ, tận dụng các ưu đãi thuế để phát triển và phát triển tệp khách hàng, đối tác tiềm năng.
- Các ưu đãi thuế về MSI là các ưu đãi công ty Logistics mở tại Singapore cần biết
- GLA sẽ hỗ trợ các Doanh nghiệp thành lập công ty Logisitics tại Singapore nhanh chóng, đúng luật, tối ưu chi phí, đảm bảo vận hành hiệu quả.
Bài viết được đăng bởi GLA vào 28/11/2023. Bản quyền và nội dung đi kèm thuộc sở hữu trí tuệ của GLA. Tất cả các quyền được bảo lưu.
Hướng dẫn và nội dung mang tính thông tin chung, không nhằm đưa ra hướng dẫn và tư vấn cụ thể về kế toán, thuế, pháp lý hay các tư vấn chuyên môn khác. Độc giả cần tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn đối với các vấn đề cụ thể.