3 lý do công ty Singapore - công ty Offshore không mở được tài khoản ngân hàng tại Singapore




Thành lập công ty tại Singapore - mở tài khoản ngân hàng tại Singapore để tận dụng các ưu đãi, chính sách mở, hệ thống tài chính uy tín tại Singapore, thuận tiện khi kinh doanh với đối tác, khách hàng quốc tế đang là lựa chọn được nhiều nhà đầu tư áp dụng.
Tuy nhiên, khi chính sách của các ngân hàng Singapore đang ngày một thắt chặt, việc mở thành công tài khoản ngân hàng tại Singapore không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là đối với các công ty Offshore (công ty thành lập tại nước ngoài muốn mở tài khoản ngân hàng tại Singapore).
Từ kinh nghiệm thực tiễn hỗ trợ nhiều doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng tại Singapore và kinh nghiệm làm việc với các đối tác ngân hàng Singapore, GLA tự hào là một đơn vị tư vấn am hiểu thủ tục mở tài khoản ngân hàng tại Singapore cho công ty Singapore, công ty Offshore, và công ty Hồng Kông.
Bài viết sau đây của GLA sẽ cung cấp đến Quý khách hàng 3 lý do tại sao công ty Singapore - công ty offshore không mở được tài khoản ngân hàng tại Singapore.
1. Top 3 lý do bạn không thể mở tài khoản ngân hàng tại Singapore cho công ty
1.1. Quốc tịch
Đối với việc mở tài khoản ngân hàng cho công ty Singapore hoặc công ty Offshore có giám đốc là người nước ngoài, hệ thống ngân hàng Singapore đưa ra một số yêu cầu nghiêm ngặt liên quan đến quốc tịch của chủ tài khoản.
Thậm chí một số ngân hàng ra quy định không mở tài khoản ngân hàng cho khách hàng có quốc tịch tại một số quốc gia nhất định.
Vì vậy, nhiều khách hàng gặp khó khăn trong việc mở tài khoản ngân hàng tại Singapore vì vấn đề quốc tịch.
Cụ thể hơn, nếu bạn đăng ký mở tài khoản ngân hàng tại Singapore, ngân hàng sẽ xét duyệt không chỉ dựa trên quốc tịch của bạn - chủ thật sự của tài khoản, mà còn bao gồm thêm quốc tịch của những thành viên liên quan sau đây:
- Quốc tịch của giám đốc (trong trường hợp giám đốc và chủ thật sự của tài khoản là 2 người khác nhau).
- Quốc tịch của cổ đông.
- Quốc tịch của đối tác, nhà cung cấp.
- Quốc gia mà Quý khách hàng đăng ký thành lập công ty.
Nếu quốc tịch của các thành viên liên quan (như mô tả trên đây) không nằm trong danh sách các quốc tịch hạn chế của ngân hàng, tỉ lệ thành công của hồ sơ đăng ký sẽ cao.
Điều này đồng nghĩa với việc nếu hồ sơ mở tài khoản ngân hàng của Quý khách hàng rơi vào trường hợp đặc biệt vì lý do quốc tịch, khả năng Quý khách hàng bị từ chối mở tài khoản ngân hàng sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp ngân hàng chưa từ chối ngay, mà sẽ kiểm tra kỹ lại thông tin và yêu cầu chủ doanh nghiệp bổ sung thêm các hồ sơ khác như hóa đơn, chứng từ, v.v...
Vì vậy, trong quá trình chuẩn bị hồ sơ Quý khách hàng cần kiểm tra kỹ các thông tin về quốc tịch, tình trạng cư trú của các thành viên liên quan có nằm trong danh sách hạn chế của ngân hàng mà Quý khách hàng lựa chọn hay không.
Về cơ bản, hầu hết các ngân hàng tại Singapore đưa ra một danh sách gần giống nhau về các quốc tịch bị hạn chế như sau:
- Các quốc gia nằm trong danh sách Lực lượng đặc nhiệm tài chính (Financial Action Task Force (“FATF”)).
- Các quốc gia nằm trong danh sách cấm vận của Liên Hợp Quốc.
- Danh sách quốc tịch hạn chế tùy theo trong chính sách của từng ngân hàng (nếu có).
Lưu ý: Các ngân hàng Singapore có thể từ chối đơn đăng ký mở tài khoản ngân hàng nếu bất kỳ đối tác, nhà cung cấp hoặc đối tác của Quý khách hàng có liên quan đến danh sách hạn chế như đã đề cập ở trên.
2. Lĩnh vực kinh doanh/ngành nghề công ty
Lĩnh vực kinh doanh có thể ảnh hưởng đến việc các ngân hàng Singapore xét duyệt hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng. Đặc biệt, hầu hết các ngân hàng Singapore đánh giá cao những công ty thương mại (trading company) vì các công ty này thường cung cấp đầy đủ hồ sơ và lý lịch kinh doanh. Điều này góp phần gia tăng tỷ lệ phần trăm mở tài khoản ngân hàng thành công của loại hình công ty này.
Bên cạnh đó, không phải tất cả các hồ sơ đăng ký của các chủ doanh nghiệp sẽ được ngân hàng đánh giá cao.
Vì trong trường hợp khách hàng thành lập công ty Singapore/công ty Offshore nhưng chưa thực hiện bất kỳ giao dịch nào, đồng thời cũng chưa cung cấp được bằng chứng nào chứng minh dòng tiền của công ty đang hoạt động, đối với những trường hợp này có khả năng cao sẽ bị ngân hàng từ chối ngay khi tiếp nhận hồ sơ.
Các lĩnh vực kinh doanh nằm trong danh sách “rủi ro cao” như tài chính, đầu tư, khai thác dầu khí, đá quý, vàng bạc, kim cương, v.v... có khả năng cao ngân hàng Singapore sẽ không phê duyệt để mở.
Tương tự, các lĩnh vực liên quan như tiền ảo (cryptocurrencies), ngoại hối hoặc quản lý quỹ cũng được xếp loại vào danh sách tỉ lệ mở được tài khoản ngân hàng thấp tại Singapore. Ngoại trừ một số trường hợp Quý khách hàng có giấy phép kinh doanh tương ứng do cơ quan có thẩm quyền của Singapore cấp.
3. Thiếu hồ sơ chứng từ hoặc hồ sơ chuẩn bị không đầy đủ
Nếu Quý khách hàng đã và đang có các giao dịch với các đối tác châu Á, đặc biệt là các công ty Singapore, ngân hàng Singapore cũng sẽ đánh giá cao lợi thế này và sẽ giúp tăng khả năng mở tài khoản ngân hàng thành công.
Khi Quý khách hàng cung cấp hồ sơ chứng minh càng chi tiết và cụ thể, tỉ lệ thành công càng cao trong việc mở tài khoản ngân hàng. Đặc biệt hơn, khi hồ sơ đầy đủ, Quý khách hàng có thể nộp hồ sơ đăng ký tại hầu hết các ngân hàng ở Singapore.
Ngoài ra, ngân hàng Singapore yêu cầu Quý khách hàng cung cấp các thông tin dưới đây để đảm bảo tài khoản ngân hàng được mở tại Singapore sẽ được phục vụ cho các mục đích thực tế và hợp pháp, cụ thể:
- Danh sách các đối tác kinh doanh (bao gồm tên đối tác, quốc tịch, website công ty, v.v…).
- Hóa đơn.
- Hợp đồng kinh doanh.
- Sao kê tài khoản ngân hàng.
- Các hồ sơ khác liên quan chứng minh hoạt động kinh doanh (website công ty, đơn đặt hàng, v.v).
Lưu ý: Các giấy tờ cần thiết bao gồm trong hồ sơ đăng ký trên đây có thể thay đổi tùy theo từng ngân hàng ở Singapore.
Để giảm tỷ lệ phần trăm bộ hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng bị các ngân hàng Singapore từ chối, Quý khách hàng cần thực hiện tốt tại khâu chuẩn bị hồ sơ. Cụ thể, Quý khách hàng cần phải xem xét các yêu cầu và chính sách tại ngân hàng lựa chọn mở tài khoản. Điều này không chỉ giúp Quý khách hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí, mà còn dễ dàng tìm ra hướng giải quyết trong trường hợp không may hồ sơ đăng ký bị từ chối.
Với nhiều năm kinh nghiệm cũng như có mối quan hệ tích cực đối với các ngân hàng Singapore, GLA cam kết tỷ lệ mở tài khoản ngân hàng Singapore cho công ty Singapore/công ty Offshore lên đến 98%. Để làm được điều này, GLA sẽ đồng hành cùng Quý khách hàng, rà soát thông tin kỹ trước khi nhận hồ sơ và báo trước về tỉ lệ thành công với khách hàng.
Trong trường hợp công ty Singapore/Offshore của Quý khách hàng không mở được tài khoản ngân hàng tại Singapore (do các quy định của ngân hàng, do khách hàng thiếu hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, không chứng minh được hoạt động kinh doanh của mình với các đối tác quốc tế, v.v...). GLA sẽ tư vấn cho Quý khách hàng mở các tài khoản thanh toán trực tuyến uy tín tại Hồng Kông, Mỹ sao cho phù hợp với bài toán kinh doanh, đầu tư của Quý khách hàng.
4. Những câu hỏi thường gặp về mở tài khoản ngân hàng tại Singapore
1. Có thể mở tài khoản với nhiều loại tiền tệ? Tôi có cần nhiều thẻ cho các ngân hàng trên Internet không?
Lợi thế của ngân hàng Singapore chính là giúp chủ tài khoản mở nhiều loại tiền tệ khác nhau trong một tài khoản ngân hàng.
Tài khoản sẽ được đăng ký với một tên đăng nhập (ID) và những loại tiền tệ khác nhau được quản lý theo một ID duy nhất, do đó chủ tài khoản không cần dùng nhiều tài khoản để truy cập vào ngân hàng internet.
2. 3 lý do chính khiến bạn không thể thành công tài khoản tại Singapore là gì?
3 lý do chính khiến bạn không thể thành công tài khoản tại Singapore là quốc tịch không phù hợp, lĩnh vực kinh doanh đầy rủi ro và ngân hàng thiếu hiểu biết rõ về cá nhân chủ tài khoản, mô hình kinh doanh của công ty để đánh giá là không vi phạm quy tắc an toàn tài chính quốc tế.

Bài viết được đăng bởi GLA vào 31/12/2020. Bản quyền và nội dung đi kèm thuộc sở hữu trí tuệ của GLA. Tất cả các quyền được bảo lưu.
Hướng dẫn và nội dung mang tính thông tin chung, không nhằm đưa ra hướng dẫn và tư vấn cụ thể về kế toán, thuế, pháp lý hay các tư vấn chuyên môn khác. Độc giả cần tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn đối với các vấn đề cụ thể.