Hướng dẫn thành lập công ty Singapore kinh doanh du lịch (2025)
Nội dung bài viết
- 1. Tổng quan về sự phát triển ngành du lịch tại Singapore
- 2. Tại sao nên mở công ty du lịch tại Singapore
- 3. Tìm hiểu quy trình cấp Giấy phép đại lý du lịch tại Singapore
- 4. Những hỗ trợ nào từ chính phủ Singapore dành cho doanh nghiệp du lịch?
- 5. Quy trình thành lập công ty du lịch tại Singapore với GLA
- 6. Những câu hỏi thường gặp về thành lập công ty Singapore kinh doanh du lịch
Hiện nay ngành du lịch đang trở thành xu hướng kinh doanh mới thu hút rất nhiều doanh nhân trẻ thử sức, đặc biệt là du lịch tại Singapore, điểm đến hàng đầu của hàng ngàn du khách trên thế giới.
Tuy nhiên, việc thành lập công ty Singapore kinh doanh du lịch có thể gặp nhiều khó khăn, từ việc đáp ứng các yêu cầu pháp lý đến quy trình đăng ký giấy phép du lịch.
Nếu không nắm rõ các thủ tục này, công ty có thể gặp phải rủi ro pháp lý, mất thời gian và tốn kém chi phí không cần thiết, ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp.
Bài viết sau của GLA cung cấp đến bạn những thông tin tổng quan và cần chú ý để quá trình đăng ký thành lập công ty Singapore kinh doanh du lịch và quy trình xin cấp giấy phép đại lý du lịch tại Singapore diễn ra thuận lợi.
1. Tổng quan về sự phát triển ngành du lịch tại Singapore
Công ty du lịch là loại hình kinh doanh đặc biệt, chuyên cung cấp các dịch vụ, chương trình liên quan đến du lịch, tham quan và lữ hành cho du khách thông qua các hình thức tổ chức các tour du lịch, buôn bán vé du lịch cho nhóm/ cá nhân, v.v.
Lưu ý: Các công ty vận chuyển, cụ thể là taxi hay hay các hang xe tải vận chuyển hàng hóa không thuộc định nghĩa công ty du lịch.
Singapore, một quốc đảo nhỏ bé nhưng hiện đại, đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch.
Theo dự báo, thị trường du lịch và khách sạn của Singapore sẽ tiếp tục thịnh vượng trong những năm tới.
Tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ
Ngành du lịch Singapore dự báo sẽ có những năm phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Doanh thu của thị trường này được dự đoán đạt 4,342 triệu USD vào năm 2025 và tiếp tục tăng trưởng bình quân 3,60% mỗi năm từ năm 2025 đến năm 2029. Đến năm 2029, dự kiến quy mô thị trường sẽ đạt 5,001 triệu USD.
Dịch vụ du lịch phổ biến
Du lịch trọn gói, dự kiến mang lại doanh thu 1,703 triệu USD vào năm 2025. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch trọn gói dự kiến đạt 4,17 triệu người vào năm 2029.
Tỷ lệ thâm nhập thị trường dự báo sẽ tăng từ 92,6% năm 2025 lên 103,9% năm 2029. Doanh thu bình quân trên mỗi khách hàng (ARPU) dự kiến đạt 770,20 USD.
Xu hướng thương mại điện tử
Đến năm 2029, doanh thu từ bán hàng trực tuyến dự kiến chiếm 69% tổng doanh thu của thị trường du lịch tại Singapore. Điều này cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử trong ngành du lịch.
Thị trường quốc tế
Mỹ được dự đoán sẽ là quốc gia mang lại doanh thu lớn nhất so với các quốc gia khác, với 224 tỷ USD vào năm 2025.
2. Tại sao nên mở công ty du lịch tại Singapore
Singapore, với vị thế là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu thế giới, đang mở ra vô vàn cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch.
Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng của thị trường, đạt 4,177 triệu USD vào năm 2024 và dự kiến tiếp tục tăng lên 5,001 triệu USD vào năm 2029, Singapore thực sự là điểm đến lý tưởng để các công ty du lịch phát triển.
Việc mở công ty du lịch tại Singapore mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh:
- Thị trường tiềm năng: Với số lượng du khách ngày càng tăng và nhu cầu đa dạng về dịch vụ du lịch, Singapore hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội kinh doanh.
- Môi trường kinh doanh thuận lợi: Chính phủ Singapore luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch, với các chính sách ưu đãi về thuế, thủ tục hành chính đơn giản và hạ tầng hiện đại.
- Kết nối toàn cầu: Singapore là một trung tâm giao thông vận tải quan trọng của khu vực, giúp doanh nghiệp dễ dàng kết nối với các đối tác và khách hàng trên toàn thế giới.
- Chất lượng cuộc sống cao: Singapore là một quốc gia an toàn, ổn định và có chất lượng cuộc sống cao, thu hút nhiều nhân tài và chuyên gia trong lĩnh vực du lịch.
Ngoài ra, xu hướng thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ trong ngành du lịch, mở ra cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn.
Với những lợi thế trên, Singapore thực sự là một điểm đến lý tưởng để nhiều Doanh nghiệp xây dựng và phát triển doanh nghiệp du lịch.
3. Tìm hiểu quy trình cấp Giấy phép đại lý du lịch tại Singapore
Theo Cục du lịch Singapore (Singapore Tourism Board (“STB”)), các công ty du lịch thành lập tại Singapore trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh cần phải xin cấp Giấy phép đại lý du lịch (Travel agency license) theo Đạo luật đại lý du lịch năm 1975 (Travel Agents Act 1975).
3.1. Thời hạn hiệu lực của giấy phép đại lý du lịch
Thời hạn hiệu lực của giấy phép là 2 năm kể từ ngày cấp. Thời hạn hiệu lực sẽ được ghi trên Giấy phép điện tử đã cấp.
Ví dụ:
- Ngày phát hành: 01/01/2023 - Ngày hết hạn: 31/12/2024.
- Ngày phát hành: 15/01/2023 - Ngày hết hạn: 14/01/2025.
3.2. Các loại hình dịch vụ được cung cấp bởi công ty du lịch tại Singapore
Các loại hình dịch vụ mà công ty du lịch được phép cung cấp gồm (Theo Mục 4 Luật Đại lý dịch vụ du lịch lữ hành – Chương 334):
- Bán vé du lịch cho du khách cá nhân, hoặc xác nhận/sắp xếp quyền sử dụng phương tiện di chuyển bất kỳ cho du khách cá nhân.
- Kinh doanh dịch vụ cho phép thanh toán trước chi phí cho phương tiện đi lại, nơi ở (Khách sạn, nhà trọ v.v.) và Visa khi du khách tham quan vui chơi tại các điểm du lịch trong và ngoài Singapore.
- Mua và bán lại quyền di chuyển bằng phương tiện đi lại bất kỳ.
- Tổ chức các chuyến tham quan du lịch trong và ngoài Singapore.
- Tiến hành thực hiện, tổ chức hoạt động theo quy định của Cục du lịch.
3.3. Các loại giấy phép đại lý du lịch tại Singapore
STB (Singapore Tourism Board) hiện đang cung cấp 2 loại giấy phép đại lý du lịch:
- Giấy phép chuyên ngành (Niche Licence): dành cho các đại lý du lịch chỉ muốn bán, sắp xếp hoặc quảng cáo các tour du lịch trong Singapore, cung cấp phương tiện di chuyển cho người tham gia nhưng không có quyền lưu trú (ví dụ: các tour xe khách ngồi).
- Giấy phép chung (General Licence): dành cho các đại lý du lịch thực hiện bất kỳ hoạt động nào khác ngoài phạm vi được mô tả trong Giấy phép chuyên ngành.
3.4. Quy trình, thủ tục cấp giấy phép đại lý du lịch tại Singapore
Để xin cấp giấy phép đại lý du lịch tại Singapore, Doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:
- Đăng ký kinh doanh: Đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán (ACRA) để kinh doanh đại lý du lịch.
- Đăng ký vốn điều lệ: Doanh nghiệp đại lý du lịch đã đăng ký phải có vốn điều lệ tối thiểu là 50.000 SGD (đối với Giấy phép Chuyên ngành) hoặc 100.000 SGD (đối với Giấy phép Chung). Ngoài ra, giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp cũng phải bằng hoặc lớn hơn số vốn điều lệ tương ứng.
- Thiết lập địa chỉ email: Tạo một địa chỉ email riêng cho hoạt động kinh doanh đại lý du lịch của Doanh nghiệp.
- Bổ nhiệm giám đốc: Tất cả các ứng viên phải chỉ định một Giám đốc Điều hành chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và vận hành hàng ngày của đại lý du lịch. Người này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động hiệu quả và tuân thủ quy định của doanh nghiệp.
- Xác định địa chỉ hoạt động: Chỉ định một địa chỉ hoạt động sẽ được sử dụng để thực hiện hoạt động kinh doanh đại lý du lịch.
3.5. Hình phạt vi phạm Luật Đại lý Du lịch Singapore
Bất kỳ một doanh nghiệp nào vi phạm bất kỳ quy định nào của Luật Đại lý Du lịch 1975 hoặc Quy định về Đại lý Du lịch 2017 có thể phải đối mặt với một hoặc nhiều hình phạt sau:
- Hình phạt hành chính: Nộp phạt lên đến 2.000 SGD.
- Nộp phạt: Nộp một khoản tiền không vượt quá một nửa mức phạt tối đa quy định cho hành vi vi phạm hoặc 5.000 SGD, tùy theo mức nào thấp hơn.
- Hình phạt tù: Ngoài các hình phạt trên, người vi phạm còn có thể bị phạt tù.
3.6 Kiểm tra Giấy phép đại lý du lịch (Travel Agency License)
Để kiểm tra xem một công ty du lịch có giấy phép hoạt động tại Singapore hay không, Cá nhân/ Doanh nghiệp truy cập vào website sau: Travel Agent.
Nhập “tên doanh nghiệp“ vào ô tìm kiếm, sau đó, thực hiện tìm kiếm. Nếu kết quả tìm kiếm hiển thị công ty ở trạng thái "Active" và có thông tin về giấy phép đại lý du lịch, điều đó có nghĩa là công ty này đã được cấp phép và đang hoạt động hợp pháp tại Singapore.
4. Những hỗ trợ nào từ chính phủ Singapore dành cho doanh nghiệp du lịch?
Chính phủ Singapore cung cấp nhiều chương trình hỗ trợ cho các công ty du lịch nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững và chất lượng cao. Một số chương trình tiêu biểu bao gồm:
Chương trình Hỗ trợ Marketing (Marketing Partnership Programme - MPP)
- Hỗ trợ các khách sạn, điểm tham quan, đại lý du lịch inbound và lĩnh vực MICE trong các hoạt động marketing phục hồi sau đại dịch.
- Mục tiêu chính của chương trình MPP là hỗ trợ các nỗ lực tiếp thị quốc tế của các doanh nghiệp du lịch, duy trì sự hiện diện quốc tế của Singapore, củng cố vị thế Singapore là điểm đến lựa chọn hàng đầu cho các sự kiện doanh nghiệp và thúc đẩy nhu cầu du lịch khi thị trường phục hồi.
Mạng lưới Trung tâm Du khách Singapore (SVC Network Partnership)
- Tham gia Mạng lưới Trung tâm Du lịch Singapore (SVC) nếu doanh nghiệp du lịch mong muốn nâng cao chất lượng dịch vụ tại cơ sở hoặc muốn giới thiệu các sản phẩm du lịch mới và hấp dẫn đến du khách.
- Là một trong những điểm đầu tiên tiếp xúc với du khách, bàn thông tin và nhân viên hướng dẫn là những cơ hội quan trọng để tạo ấn tượng lâu dài về Singapore.
- STB hướng đến việc xây dựng một cộng đồng các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nhiệt tình và năng động, nhằm hỗ trợ dịch vụ xuất sắc và trải nghiệm sáng tạo cho du khách.
Chương trình Du lịch Bền Vững (Tourism Sustainability Programme - TSP)
- Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trong hành trình phát triển bền vững ở mọi giai đoạn, trang bị cho Doanh nghiệp khả năng xây dựng năng lực nhân viên và phát triển các giải pháp sáng tạo để nắm bắt cơ hội từ du lịch bền vững.
- Chương trình TSP được phát triển nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong hành trình phát triển bền vững, ở mọi giai đoạn, trang bị cho Doanh nghiệp khả năng xây dựng năng lực nhân viên và phát triển các giải pháp sáng tạo để nắm bắt cơ hội từ du lịch bền vững.
5. Quy trình thành lập công ty du lịch tại Singapore với GLA
GLA là một trong những đơn vị hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc thành lập công ty du lịch tại Singapore.
Với kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về thị trường và quy định pháp luật, GLA sẽ đồng hành cùng Doanh nghiệp suốt quá trình, từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khi nhận được giấy phép hoạt động.
1. Chuẩn bị hồ sơ
- Hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết để nộp lên Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán (ACRA).
- Các hồ sơ bao gồm: Mẫu đăng ký công ty, điều lệ công ty, giấy tờ chứng minh các cổ đông và giám đốc, địa chỉ đăng ký kinh doanh.
2. Nộp hồ sơ và nhận giấy phép thành lập
- Đại diện nộp hồ sơ đăng ký công ty lên ACRA và theo dõi quá trình xử lý.
- Sau khi hồ sơ được duyệt, Doanh nghiệp sẽ nhận được giấy phép thành lập công ty Singapore.
3. Đăng ký giấy phép đại lý du lịch
- Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn xin cấp giấy phép đại lý du lịch tại Cục Du lịch Singapore (STB).
- Các yêu cầu để xin cấp giấy phép đại lý du lịch bao gồm: Vốn điều lệ tối thiểu, địa chỉ kinh doanh, nhân viên có kinh nghiệm, v.v.
4. Mở tài khoản ngân hàng, đăng ký thuế
- Tư vấn, lựa chọn ngân hàng phù hợp với doanh nghiệp.
- Hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng tại Singapore và hoàn tất các thủ tục đăng ký thuế.
5. Hoàn thành các thủ tục sau thành lập
- Hỗ trợ hoàn thành các thủ tục sau thành lập như: Đăng ký thương hiệu, xin giấy phép làm việc cho nhân viên nước ngoài, v.v.
6. Những câu hỏi thường gặp về thành lập công ty Singapore kinh doanh du lịch
1. Hình phạt cho hành vi kinh doanh đại lý lữ hành mà không có giấy phép là gì?
Đại lý du lịch bị phát hiện hoạt động mà không có giấy phép hợp lệ sẽ phải chịu mức phạt tối đa là 25.000 SGD hoặc tối đa 2 năm tù hoặc cả hai.
2. Những loại hình công ty du lịch phổ biến tại Singapore là gì?
- Tour operator: Tổ chức các tour du lịch trọn gói.
- Lữ hành: Cung cấp các dịch vụ đặt vé máy bay, khách sạn, visa.
- Du lịch MICE: Tổ chức các sự kiện, hội nghị, triển lãm.
- Du lịch nghỉ dưỡng: Cung cấp các dịch vụ nghỉ dưỡng, spa, golf.
3. Thời gian để hoàn tất thủ tục thành lập là bao lâu?
Thời gian thường dao động từ 2-4 tuần, tùy thuộc vào độ phức tạp của hồ sơ và sự hợp tác của Doanh nghiệp.
4. Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh du lịch tại Singapore?
- Nghiên cứu kỹ thị trường và đối thủ cạnh tranh.
- Lựa chọn đối tác uy tín.
- Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết.
- Mua bảo hiểm rủi ro kinh doanh.
- Thị trường du lịch Singapore đang tăng trưởng mạnh mẽ, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp.
- Các loại giấy phép đại lý du lịch: Có hai loại giấy phép chính là Giấy phép chuyên ngành và Giấy phép chung, tùy thuộc vào loại hình dịch vụ cung cấp.
- Chính phủ Singapore cung cấp nhiều chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch, như chương trình Marketing Partnership Programme, Mạng lưới Trung tâm Du khách Singapore, Chương trình Du lịch Bền Vững.
- GLA sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thành lập và quản trị công ty tại Singapore trọn gói, đúng luật, nhanh chóng với chi phí rất hợp lý.
Bài viết được đăng bởi GLA vào 17/05/2016. Bản quyền và nội dung đi kèm thuộc sở hữu trí tuệ của GLA. Tất cả các quyền được bảo lưu.
Hướng dẫn và nội dung mang tính thông tin chung, không nhằm đưa ra hướng dẫn và tư vấn cụ thể về kế toán, thuế, pháp lý hay các tư vấn chuyên môn khác. Độc giả cần tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn đối với các vấn đề cụ thể.