Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam (2025)




Nội dung bài viết
- 1. Quy định pháp lý dành cho công ty FDI tại Việt Nam
- 2. Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam
- 3. Hồ sơ thành lập công ty xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam
- 4. Quy trình thành lập công ty xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam
- 5. GLA hỗ trợ Doanh nghiệp thành lập công ty xuất nhập khẩu FDI tại Viêt Nam như thế nào?
- 6. Các câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam
Việt Nam là một thị trường đã và đang thu hút đầu tư nước ngoài rất mạnh. Việc thành lập một công ty xuất nhập khẩu tại Việt Nam được dự báo có tiềm năng lớn, nằm trong ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh nghiệp nước ngoài.
Với lợi thế thị trường trên 100 triệu dân cùng nền kinh tế đang trên đà hội nhập và phát triển, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã đạt mốc 25,35 tỷ USD được giải ngân trong năm 2024.
Đặc biệt hơn, Việt Nam cũng đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định tự do thương mại, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC). Do đó, xuất nhập khẩu là một trong những ngành có nhiều tiềm năng tăng trưởng tại Việt Nam và việc thành lập công ty xuất nhập khẩu tại thị trường Việt Nam và đang được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.
Bài viết dưới đây của GLA sẽ tư vấn cho các doanh nghiệp đang có ý định thành lập công ty xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam về các loại giấy tờ và thủ tục liên quan.
1. Quy định pháp lý dành cho công ty FDI tại Việt Nam
- Luật doanh nghiệp 2005.
- Luật đầu tư 2005.
- Nghị định số 108/ 2006/ND-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
- Cam kết tham gia WTO của Việt Nam.
2. Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam
2.1. Hàng hóa xuất nhập khẩu
Điều kiện để doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh mua và bán hàng hóa hoặc các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam bao gồm:
- Là một nhà đầu tư từ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đã tham gia điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, và theo đó, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường cho các hoạt động mua bán hàng hóa hoặc các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa.
- Hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với pháp luật Việt Nam.
- Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo như các cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và pháp luật Việt Nam.
- Hoạt động trong phạm vi phù hợp với các cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và pháp luật Việt Nam.
- Được sự phê duyệt/ chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Nghị định này.
- Danh mục hàng hóa nhập khẩu không thuộc diện cấm nhập khẩu theo pháp luật hiện hành.
2.2.Tư vấn quản trị
Theo luật đầu tư ban hành ngày 29/11/2005 và căn cứ theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO) , nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sự gia nhập WTO của Việt Nam vào ngày 01/01/2007, từ ngày gia nhập WTO theo quy định: Dựa theo quy định trên: Nhà đầu tư có thể thành lập một công ty 100% vốn sở hữu nước ngoài cho dịch vụ tư vấn quản trị.
2.3. Điều kiện thực tế (theo kinh nghiệm của các chuyên gia):
Vốn điều lệ tối thiểu: 100,000 – 200,000 USD.
Công ty mẹ (thành lập tối thiểu một năm trước ngày nộp hồ sơ)
3. Hồ sơ thành lập công ty xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam
Các loại giấy tờ cần chuẩn bị khi thành lập công ty xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam bao gồm:
STT | Giấy tờ văn bản | Ghi chú |
1 | Giấy chứng nhận điều lệ của công ty mẹ (Corporate Certificate of Parent Company) | Chứng thực bởi Đại sứ quán Việt Nam và được dịch ra tiếng Việt |
2 | Điều lệ thành lập công ty mẹ (Charter of Parent Company) | Chứng thực bởi Đại sứ quán Việt Nam và được dịch ra tiếng Việt |
3 | Báo cáo kiểm toán tài chính những năm gần nhất (Audited Financial Report of the latest years) | Chứng thực bởi Đại sứ quán Việt Nam và được dịch ra tiếng Việt |
4 | Xác nhận số dư ngân hàng/chứng nhận kết số ngân hàng (số dư sẽ tương đương với số tiền đầu tư vào công ty tại Việt Nam) (Certificate of Bank Balance ) | Bản gốc (với đơn vị tiền tệ là đô la Mỹ) |
5 | Hộ chiếu của người đại diện pháp luật của công ty mẹ (Passport of the Legal Representative of Parent Company) | Chứng thực bởi Đại sứ quán Việt Nam |
6 | (Hộ chiếu của người đại diện pháp luật của công ty tại Việt Nam) Passport of the Legal Representative of the Company in Vietnam | Chứng thực bởi Đại sứ quán Việt Nam |
7 | Hợp đồng thuê văn phòng của công ty tại Việt Nam (Office lease Contract of the Company in Vietnam) | Hợp đồng có công chứng |
8 | Tài liệu minh chứng kinh nghiệm hoạt động của công ty mẹ và cụ thể:
| Cung cấp càng nhiều càng tối, sử dụng giấy in mà |
4. Quy trình thành lập công ty xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Investment Registration Certificate) - IRC:
- Giấy đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
- Bản sao giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư (ví dụ: giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
- Đề xuất dự án đầu tư (bao gồm mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư, địa điểm thực hiện,v.v.)
- Báo cáo tài chính của nhà đầu tư trong 2 năm gần nhất.
- Các giấy tờ khác theo quy định (tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể).
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên/cổ đông.
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người đại diện theo pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầ tư
Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
Sau 15 ngày, Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) hoặc thông báo từ chối bằng văn bản tới nhà đầu tư nước ngoài.
Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư doanh nghiệp, Doanh nghiệp mang hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế doanh nghiệp.
Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Doanh nghiệp sẽ bắt đầu nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế doanh nghiệp.
Bước 4: Đăng ký thành công công ty xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam
Sau khi thành lập công ty xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam, Doanh nghiệp có thể bắt đầu tiến hành các công việc sau:
- Khắc con dấu công ty xuất nhập khẩu công ty FDI.
- Mở tài khoản ngân hàng cho công ty xuất nhập khẩu FDI.
5. GLA hỗ trợ Doanh nghiệp thành lập công ty xuất nhập khẩu FDI tại Viêt Nam như thế nào?
GLA với đội ngũ tư vấn dày dặn kinh nghiệm, hỗ trợ nhiều Doanh nghiệp nước ngoài thành lập công ty xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp:
- Hỗ trợ công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ tài liệu liên quan để thành lập công ty xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam.
- Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đủ yêu cầu thành lập công ty xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam.
- Hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng cho công ty xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam.
- Hỗ trợ các thủ tục báo cáo tài chính, khai báo thuế, vận hành doanh nghiệp xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam.
6. Các câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam
1. Vốn đầu tư tối thiểu để thành lập công ty xuất nhập khẩu FDI là bao nhiêu?
Mức vốn đầu tư tối thiểu không được quy định cụ thể cho ngành xuất nhập khẩu, mà phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh cụ thể của công ty. Tuy nhiên, vốn đầu tư phải đủ để đáp ứng các chi phí hoạt động của công ty, cũng như đảm bảo khả năng thực hiện dự án đầu tư.
Nên nghiên cứu kỹ quy định về vốn đầu tư cho ngành nghề dự định kinh doanh, và chuẩn bị nguồn vốn đầy đủ để đảm bảo hoạt động của công ty.
2. Công ty FDI có được phép xuất nhập khẩu tất cả các mặt hàng không?
Không. Có một số mặt hàng thuộc danh mục cấm kinh doanh, hoặc kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Cần kiểm tra kỹ danh mục hàng hóa được phép và hạn chế xuất nhập khẩu, cũng như các quy định liên quan đến từng mặt hàng cụ thể.
3. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) như thế nào?
Quy trình xin cấp IRC bao gồm các bước: chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, thẩm định hồ sơ, và nhận kết quả.
Nên tìm hiểu kỹ về hồ sơ và thủ tục xin cấp IRC trên website của Sở Kế hoạch và Đầu tư, hoặc liên hệ với các đơn vị tư vấn để được hỗ trợ.
4. Thời gian để hoàn thành thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam là bao lâu?
Thời gian cấp IRC tối đa là 15 ngày làm việc, và thời gian đăng ký doanh nghiệp tối đa là 3 ngày làm việc. Tuy nhiên, thời gian thực tế có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp.
Nên chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác để tránh kéo dài thời gian xử lý.
5. Người đại diện theo pháp luật của công ty FDI cần có những yêu cầu gì?
Người đại diện phải có năng lực pháp lý dân sự đầy đủ, không bị hạn chế hoặc tước quyền hành nghề, và phải thường trú tại Việt Nam.
Nên lựa chọn người đại diện có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, am hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu, và có khả năng giao tiếp tốt.

- Thành lập công ty xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam là cơ hội đầu tư và phát triển đầy tiềm năng tại thị trường này.
- Doanh nghiệp thành lập công ty xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam cần phải đăng ký giấy chứng nhận đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư.
- GLA hỗ trợ doanh nghiệp mở công ty xuất nhập khẩu FDI tại Việt Nam cần công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ để sử dụng tại Việt Nam.

Bài viết được đăng bởi GLA vào 21/12/2015. Bản quyền và nội dung đi kèm thuộc sở hữu trí tuệ của GLA. Tất cả các quyền được bảo lưu.
Hướng dẫn và nội dung mang tính thông tin chung, không nhằm đưa ra hướng dẫn và tư vấn cụ thể về kế toán, thuế, pháp lý hay các tư vấn chuyên môn khác. Độc giả cần tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn đối với các vấn đề cụ thể.