Thành lập công ty tại Singapore - giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khi tham gia vào AEC Featured

Rate this item
(5 votes)

viet-nam-va-aec-2015

Trong khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) phải chờ ít nhất 2-3 năm nữa mới có hiệu lực thì ngay cuối năm nay (31/12/2015) Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức ra đời. Đây thật sự là một cột mốc quan trọng, là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á.

AEC 2015 ra đời nhằm mục đích thiết lập một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất, với sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. AEC sẽ là một thị trường chung có quy mô lớn với hơn 600 triệu dân và tổng GDP hàng năm vào khoảng 2.400 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam chiếm tỷ trọng khoảng 7,36% kim ngạch xuất khẩu; và 8,5% kim ngạch nhập khẩu và nó được dự báo sẽ tác động mạnh mẽ và làm biến chuyển nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.

 

 

SƠ LƯỢC VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ CHUNG ASEAN (AEC)

 

 

 

Trong kết cấu của Cộng đồng ASEAN gồm 3 trụ cột chính: Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC); trong đó AEC được xem là quan trọng nhất. Sự phát triển của AEC sẽ là tiền đề thúc đẩy cho việc thực hiện hai trụ cột còn lại; bởi một khi AEC ra đời, thuế nhập khẩu sản phẩm và dịch vụ từ các nước thành viên sẽ giảm về 0%; tất cả các lĩnh vực kinh tế sẽ được mở cửa tiếp nhận đầu tư và doanh nghiệp một nước thành viên làm ăn ở các nước AEC khác sẽ được đối xử bình đẳng với doanh nghiệp sở tại.

Một trong những thỏa thuận quan trọng giữa các thành viên AEC chính là việc công nhận lẫn nhau (MRAs) trong 8 lĩnh vực ngành nghề gồm dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ điều dưỡng, kiến trúc, giám sát thi công, kế toán, bác sĩ, nha sĩ và du lịch. Theo đó, lao động được đào tạo và có tay nghề các ngành này sẽ tự do di chuyển để tham gia thị trường lao động trong toàn AEC. Lao động các ngành nghề khác cũng hoàn toàn không bị hạn chế bởi yếu tố quốc tịch nữa.

Bên cạnh đó, việc thiết lập AEC, cũng tích cực hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách dành lợi thế trong tiếp cận thông tin, tài chính, kỹ năng, phát triển nguồn nhân lực và công nghệ. Những thủ tục hải quan và thương mại sẽ được tiêu chuẩn hóa, hài hòa hơn và đơn giản hơn góp phần làm giảm các chi phí giao dịch.

 

aec-2015

BỐN YẾU TỐ VÀ CÁC MỤC TIÊU CẤU THÀNH AEC

 

 

 

Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất

Khu vực kinh tế cạnh tranh

Phát triển kinh tế đồng đều

Hội nhập kinh tế toàn cầu

-Luồng hàng hóa tự do.
-Luồng dịch vụ tự do.
-Luồng đầu tư tự do.
-Luồng vốn tự do.
-Luồng lao động có tay nghề tự do.
-Các lĩnh vực hội nhập ưu tiên.
Lương thực nông lâm nghiệp

-Chính sách cạnh tranh.
-Bảo vệ khách hàng.
-Quyền sở hữu trí tuệ.
-Phát triển cơ sở hạ tầng.
-Thuế quan.
-Thương mại đa phương

-Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-Sáng kiến cho hội nhập ASEAN

-Mở rộng và tiếp cận các mối quan hệ kinh tế bên ngoài.
-Tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu

 

 

cong-dong-kinh-te-chung-aec

 

Nói cách khác, AEC sẽ mở ra cơ hội lớn cho người lao động có thể phát huy hết năng lực, sở trường cá nhân. Vấn đề còn lại, là từng cá nhân, tổ chức, quốc gia sẽ tận dụng cơ hội đó như thế nào?

AEC 2015 - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

 

 

 

Có thể nói, Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất khi AEC được thiết lập, nền kinh tế nước ta có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Theo đó, sự tiếp cận thị trường của Việt Nam sẽ được cải thiện bởi môi trường thương mại hiệu quả, minh bạch và dễ dự đoán, cùng với việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan, giảm thiểu chi phí cho các giao dịch thương mại quốc tế, sẽ góp phần tạo dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và phát huy hết năng lực của doanh nghiệp mình.

Sự cắt giảm thuế quan sẽ là một lợi thế giúp cho doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực. Thuế suất trong ASEAN sẽ về từ 0% - 5%, nếu sản xuất để xuất khẩu thì sẽ không phải chịu thuế suất hoặc thuế suất thấp; nhập khẩu máy móc cũng không phải chịu thuế suất. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm cũng như tăng tính cạnh tranh của hàng hóa.

cat-giam-thue-hoi-nhap-aec

Môi trường AEC sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh việc cải cách trong nước, đặc biệt là hoàn thiện thể chế kinh tế và chính sách thương mại quốc tế trong bối cảnh mới, cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. AEC không những là cơ hội quý báu để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, nhanh chóng bắt nhịp với xu thế và trình độ phát triển kinh tế của khu vực và thế giới; mà còn là cơ hội lớn để tháo gỡ vấn đề thừa lao động ở TP.HCM, tăng cường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển năng lực của lao động trẻ, giúp thanh niên Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích và những hỗ trợ mà AEC mang đến, chúng ta không thể phủ nhận việc các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ gặp không ít những áp lực, khó khăn, trở ngại cũng như các thách thức khi AEC được thiết lập. Việc cạnh tranh về dịch vụ đầu tư của các nước ASEAN sẽ dẫn đến một số ngành, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút khỏi thị trường.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập mạnh mẽ, các nước sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam nhưng đồng thời Việt Nam cũng phải mở cửa cho hàng hóa cạnh tranh của các nước. Những doanh nghiệp có lợi thế xuất khẩu sẽ ngày càng lớn mạnh hơn, trong khi doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh yếu đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ gặp thách thức nghiêm trọng. Đặc điểm này sẽ khiến cho doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc thâm nhập thị trường. Hơn nữa, để bảo vệ thị trường nội địa, các quốc gia ASEAN sẽ dựng lên nhiều hàng rào phi thuế quan khác thông qua đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hoặc đặt ra các tiêu chuẩn hàng hóa, các biện pháp vì an toàn sức khỏe, bảo vệ môi trường...

Vậy đâu sẽ là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có thể tự tin đón sóng lớn khi AEC được thiết lập?

Từ rất lâu trước khi ASEAN và AEC ra đời, Singapore đã là một trung tâm vận chuyển, trung chuyển chính trong Vương quốc Sri Vijaya cổ chạy dọc theo con đường Tơ Lụa từ xa xưa. Singapore luôn đóng vai trò là trung tâm dành cho du khách và thương nhân đến từ phương Đông và phương Tây. Theo thông tin Chỉ số tài chính trung tâm toàn cầu (GFCI) năm 2014, Singapore là trung tâm thương mại mạnh nhất trong khối ASEAN. Danh tiếng Singapore được cộng hưởng với sức mạnh của ngành tài chính, và Singapore được xếp hạng là một trong các trung tâm tài chính hàng đầu của thế giới.

Trong năm 2013, có hàng trăm tập đoàn đa quốc gia chọn Singapore để thành lập trụ sở khu vực, và đã có khoảng 4.000 công ty đến từ Trung Quốc đại lục đã làm như vậy để hoạt động thương mại trong khu vực Đông Nam Á. Các thực thể công ty Singapore là phổ biến trong ASEAN và nó thường được sử dụng như một sự lựa chọn cho các giao dịch trong khu vực và đầu tư trong khu vực. Thông thường, các thực thể công ty Singapore được sử dụng như là các công ty cổ phần đầu tư, công ty "bid co" để mua lại một công ty và cho các mục đích đặc biệt như phát hành trái phiếu hoặc giấy tờ có giá trị khác.

 

singapore-va-aec

 

Các yếu tố ảnh hưởng và thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nên thành lập một công ty tại Singapore:

- Quá trình thành lập một công ty Singapore là rất dễ dàng và nhanh chóng. Những cải cách gần đây của luật Công ty của Singapore cũng đã hiện đại hóa và làm cho các thực thể công ty Singapore thậm chí còn trở nên linh hoạt hơn. Quy định kiểm toán các công ty có doanh thu hàng năm hoặc tổng tài sản ít hơn 5 triệu SGD đã được gỡ bỏ. Các quy định cấm hỗ trợ tài chính bởi các các công ty có cùng sở hũu đã được nới lỏng.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp của Singapore là 17%, rất cạnh tranh trên thế giới; và không có thuế vốn, cổ tức trả cho cổ đông cũng được miễn thuế. Ngoài ra, các công ty nhỏ mới thành lập sẽ được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp. Singapore đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với hơn 60 quốc gia. Đối với vấn đề chuyển giá, cơ quan thuế sẽ có tham vấn giá trước. Các công ty có đăng ký và hoạt động tại Singapore, cũng thường nhận được nhiều khoản tài trợ của chính phủ để khuyến khích tăng năng suất và đổi mới.

- Một khi AEC được thiết lập, sẽ tạo ra một thị trường cạnh tranh vô cùng gắt gao giữa doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN; vậy đâu là cách để doanh nghiệp vừa và nhỏ khẳng định được chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp? Doanh nghiệp Việt Nam nên thành lập công ty tại Singapore và sử dụng công ty tại Singapore để phát triển thương hiệu trong nước, điều này sẽ tạo được điểm nhấn cũng như lòng tin cao của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp mình.

- Mặc khác, một khi doanh nghiệp Việt Nam đã có công ty tại Singapore, thì việc tìm kiếm đối tác tiềm năng ở nước ngoài để mở rộng thị trường kinh doanh trong tương lai là vô cùng hiệu quả và dễ dàng.

- Bên cạnh đó, nhờ vào hệ thống ngân hàng phát triển tại Singapore (hầu hết các ngân hàng lớn và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đều đã có mặt tại Singapore), với thủ tục nhanh chóng, không rườm rà hay phức tạp, sẽ giúp cho việc giao dịch nhanh chóng, và vô cùng tiện lợi.

- Các doanh nghiệp Việt Nam có công ty tại Singapore, cũng sẽ dễ dàng thương thảo với các đối tác nước ngoài, mà vốn ưu tiên làm việc với các công ty có tài khoản ngân hàng tại Singapore.

Châu Âu phải tốn một nửa thế kỷ mới có thể xây dựng thành công Cộng đồng chung châu Âu (EC) thì Cộng đồng kinh tế AEC sẽ còn mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện và đơm hoa kết trái. Chúng ta đều biết điểm mạnh của Singapore chính là môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng và khuôn khổ kinh doanh và kết nối của nó với khối ASEAN và các phần còn lại của thế giới; điều này sẽ tạo ra nhiều tiềm năng cho các nhà đầu tư quốc tế (từ châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam) đang tìm kiếm lợi nhuận từ các quốc gia thuộc AEC.

Vậy tại sao các doanh nghiệp Việt Nam còn chần chừ mà không thức thời, linh hoạt hơn, chủ động hơn Thành lập một công ty tại Singapore để tạo ra cơ hội tốt nhất cho doanh nghiệp ta có thể phát triển mạnh mẽ, sánh cùng các cường quốc trong khu vực.

Global Links Asia hiểu được những áp lực, khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phải trải qua khi sóng lớn mang tên AEC đang đến gần. Hiểu rõ được những khó khăn ấy, Global Links Asia luôn sẵn sàng sát cánh hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước thành lập công ty tại nước ngoài, cũng như đề xuất những giải pháp tối ưu nhằm giúp cho các doanh nghiệp có thể tự tin phát huy hết thế mạnh, tạo cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường nước ngoài, tạo dựng chỗ đứng vững chắc trên thương trường và xuất khẩu các sản phẩm trong nước ra thị trường quốc tế.

 

singapore-ket-noi-aec

 

Để theo dõi các bài viết trong Cẩm nang kinh doanh tại Singapore, vui lòng tham khảo:

https://globallinks.asia/vi/thanh-lap-cong-ty/thong-tin-can-thiet/cam-nang-dau-tu-kinh-doanh-tai-singapore

Hướng dẫn thuê văn phòng tại Singapore sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc lựa chọn địa điểm lý tưởng:

https://globallinks.asia/vi/thanh-lap-cong-ty/ho-tro-kinh-doanh-tai-singapore/huong-dan-thue-van-phong-tai-singapore

PAYMENT SOLUTIONS

THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI SINGAPORE

THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI NƯỚC NGOÀI

Bank-Gla-min

ocbc-partner

Thành lập công ty offshore tại BVI ưu đãi thuế mới nhất

PAYMENT METHODS

Liên hệ qua email

Liên hệ qua email

Liên hệ qua viber

Liên hệ qua whatsapp

Liên hệ qua telegram

Feel free to contact us via:

Viet Nam office: Nguyen Van Troi Street, Phu Nhuan District, Ho Chi Minh City, Vietnam.

Singapore office: 350 Orchard Road #11-08, Shaw House, Singapore 238868

Hotline: (+84) 938531588 / (+65) 3163 4102

Email: info@globallinks.asia

Liên hệ qua telegram Liên hệ qua viber Liên hệ qua whatsapp