Chuẩn mực kế toán tại Hồng Kông Featured

Rate this item
(2 votes)

 

chuan-muc-ke-toan-o-tai-hong-kongTheo các quy định nêu trong Pháp lệnh công ty Hồng Kông, công ty thành lập tại Hồng Kông phải duy trì sổ sách kế toán (books of accounts) và phải đáp ứng các yêu cầu kiểm toán theo luật định trên cơ sở hàng năm. Viện Công chứng Kế toán Hồng Kông (The Hong Kong Institue of Certified Public Accountatnts HKICPA) chịu trách nhiệm về các vấn đề về chuyên môn kế toán tại Hồng Kông.

Kể từ tháng Giêng năm 2005, Hồng Kông đã thông qua và áp dụng một chuẩn mực báo cáo tài chính (Financial Reporting Standards FRS), mô phỏng theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (International Financial Reporting Standards IFRS), do Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting Standards Board IASB) ban hành.


Bài viết này bởi Global Links Asia nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về chuẩn mực kế toán tại Hồng Kông.

 

Chuẩn mực kế toán tại Hồng Kông

 

 

 

 

Chuẩn mực kế toán là một tập hợp các quy tắc chi phối việc xử lý, ghi chép các giao dịch tài chính, bằng cách đưa ra các nguyên tắc cơ bản nhất định, định nghĩa các thuật ngữ và quy định một mức độ công khai nhất định.

Chuẩn mực kế toán ở Hồng Kông được biết đến là Hong Kong Financial Reporting Standards (HKFRS). Chuẩn mực này thiết lập các yêu cầu về sự công nhận (recognition), đo lường (measurement), trình bày (presentation) và công bố thông tin nhằm xử lý các giao dịch và các nghiệp vụ kinh tế quan trọng trong các báo cáo tài chính nói chung. Nhờ các quy định và quy tắc trong chuẩn mực này mà chúng ta có các báo cáo tài chính trung thực và công bằng ("true and fair view").

Viện Công chứng Kế toán Hồng Kông (The Hong Kong Institue of Certified Public Accountatnts HKICPA) đã ban hành một Chuẩn mực báo cáo tài chính  Financial Reporting Standard (SME-FRS) cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất định. Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 2010, Viện cũng đã ban hành các Chuẩn mực báo cáo tài chính Hồng Kông cho các thực thể tư nhân (Hong Kong Financial Reporting Standard for Private Entities (HKFRS for Private Entities) dành cho các công ty Hồng Kông mà không có trách nhiệm công (public accountability). Chuẩn mực báo cáo tài chính Hồng Kông cho các thực thể tư nhân-HKFRS for private entities sẽ loại bỏ một số phương pháp hạch toán kế toán (accounting treatments) trong HKFRSs đầy đủ, (Vd như loại yêu cầu công bố thông tin hoặc một số chủ đề không liên quan đến các tổ chức tư nhân, đơn giản hóa các yêu cầu công nhận và và đo lường.

Phạm vi điều chỉnh của Chuẩn mực báo cáo tài chính Hồng Kông dành cho các thực thế tư nhân (HKFRS for Private Entities)

 

 

Thuật ngữ Chuẩn mực báo cáo tài chính Hồng Kông (Hong Kong Financial Reporting Standards) bao gồm Chuẩn mực báo cáo tài chính Hồng Kông (Hong Kong Financial Reporting Standards), Chuẩn mực kế toán ở Hồng Kông (Hong Kong Accounting Standards HKAS) và Các văn bản diễn giải ( Interpretations) được ban hành bởi Viện Công chứng Kế toán Hồng Kông-HKICPA.

Theo HKICPA, HKFRS được thiết kế để áp dụng cho các báo cáo tài chính vì mục đích chung và các báo cáo tài chính còn lại của các thực thể kinh doanh vì lợi nhuận (other financial reporting of all profit-oriented entities).


Các thực thể kinh doanh vì lợi nhuận (profit-oriented entities) bao gồm các thực thể hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, công nghiệp, tài chính, và các hoạt động kinh doanh tương tự. Các thực thể này bao gồm các công ty bảo hiểm tương hỗ (mutual insurance companies) và các tổ chức hợp tác lẫn nhau khác cung cấp cổ tức hoặc lợi ích kinh tế một cách trực tiếp hoặc với tỷ lệ tương ứng với các chủ sở hữu, thành viên, hoặc cá nhân tham gia.

Lưu ý

HKFRS không  áp dụng cho các hoạt động phi lợi nhuận trong các khu vực tư nhân, khu vực công và nhà nước.


HKFRS áp dụng cho tất cả các báo cáo tài chính vì mục đích chung mà các báo cáo này nhằm cung cấp thông tin chung trực tiếp đáp ứng như cầu của đa dạng người dùng như cổ đông, chủ nợ, nhân viên, và công chúng nói chung. Mục đích của các báo cáo tài chính là nhằm cung cấp thông tin về tình trạng tài chính, hoạt động, dòng tiền của thực thể kinh doanh mà những thông tin này sẽ mang lại lợi ích trong việc đưa rac các quyết định kinh tế.

Một bộ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm:

  1. Báo cáo tình hình tài chính (A statement of financial position) trước đây thường được biết đến với tên gọi là bảng cân đối tài chính ( balance sheet) vào cuối mỗi kì
  2. Báo cáo thu nhập (A Statement of comprehensive income) trước đây thường được biết đến với tên gọi là báo cáo kết quả kinh doanh (income statement) cho mỗi kì
  3. Báo cáo về sự thay đổi toàn bộ hoặc từng phần trong vốn chủ sở hữu ngoài trừ các thay đổ phát sinh từ các giao dịch vốn với các chủ sở hữu và phân phối cho các chủ sở hữu;

 Kế toán trên cơ sở phát sinh/ Cơ sở kế toán dồn tích (Accrual basis of accounting)

 

 

Một trong những nguyên tắc chính của chuẩn mực kế toán Hồng Kông là khi một thực thể chuẩn bị báo cáo tài chính của nó, ngoại trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phải áp dung cơ sở kế toán dồn tích/ kế toán trên cơ sở phát sinh ( Accrual basis of accounting). Theo cơ sở này, các giao dịch và nghiệp vụ kinh tế sẽ được ghi nhận khi chúng phát sinh và được báo cáo trong báo cáo tài chính của các kỳ liên quan. Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở kế toán dồn tích thông báo cho người sử dụng không chỉ các giao dịch trong quá khứ liên quan đến việc thanh toán và nhận tiền mặt, mà còn các nghĩa vụ phải thanh toán, hoặc nhận được tiền mặt trong tương lai.

 

chuan-muc-bao-cao-tai-chinh-tai-hong-kong

 

Các HKFRS gồm 41 chuẩn mực kế toán riêng biệt, 15 chuẩn mực báo cáo tài chính với nhiều cách diễn giải. Mỗi tiêu chuẩn có liên quan đến một chủ đề cụ thể như cách trình bày báo cáo tài chính, hàng tồn kho, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các khoản thuế thu nhập... Một số ví dụ về các tiêu chuẩn đặt ra trong Handbook HKFRS của HKICPA bao gồm:

HKAS 1: Trình bày báo cáo tài chính (Presentation of financial statements)

Chuẩn mực kế toán Hồng Kông 1: Trình bày báo cáo tài chính (HKAS 1) quy định các yêu cầu, quy tắc tổng thể trình bày báo cáo tài chính, hướng dẫn về cấu trúc và các yêu cầu tối thiểu cho phần nội dung.

Theo HKAS 1:

Khi chuẩn bị báo cáo tài chính cho một thực thể, đội ngũ quản lý sẽ phải thực hiện việc đánh giá khả năng của thực thể trong việc tiếp tục hoạt động, trừ khi các quản lý có ý định thanh lý hoặc giải tán các thực thể. Khi một thực thể không chuẩn bị báo cáo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục, thực thể đó sẽ phải công khai sự việc này, cùng với các lý do tại sao các thực thể không được xem xét là hoạt động liên tục.


Một thực thể có trách nhiệm chuẩn bị các báo cáo tài chính, ngoại trừ thông tin về báo cáo lưu chuyển tiền tệ và phải áp dụng cơ sở kế toán dồn tích.


Một thực thể không bù đắp những tài sản và nợ phải trả hoặc thu nhập và chi phí, trừ khi được yêu cầu hoặc cho phép bởi HKFRS.


Một thực thể sẽ trình bày một bộ hoàn chỉnh các báo cáo tài chính (bao gồm cả thông tin so sánh) ít nhất một lần trong một năm.

HKAS 2: Hàng tồn kho

Chuẩn mực kế toán Hồng Kông 2: Hàng tồn kho (HKAS 2) quy định cụ thể cách ghi chép kế toán cho hàng tồn kho. Một trong những vấn đề chính được nêu trong kế toán hàng tồn kho là số tiền chi phí để được công nhận như một tài sản cho đến khi các khoản doanh thu liên quan được công nhận. HKAS 2 cung cấp hướng dẫn về việc xác định chi phí, bao gồm cách ghi chép làm giảm đến giá trị thuần (including any write-down to net realizable value). Nó cũng cung cấp hướng dẫn về các cách ghi chép chi phí được sử dụng để gán chi phí hàng tồn kho.

Theo HKAS 2:

Hàng tồn kho được xác định tại mức giá thấp hơn giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được.


Các chi phí của hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác phát sinh trong việc đưa hàng tồn kho đến vị trí và trạng thái hiện tại.


Chi phí của hàng tồn kho được tính bằng cách Nhập trước - xuất trước/ First in first out (FIFO) hoặc phương pháp bình quân gia quyền.

HKAS 18: Doanh thu


Chuẩn mực kế toán Hồng Kông 18 Doanh thu (HKAS 18) đưa ra các quy tắc ghi chép kế toán dành cho doanh thu phát sinh từ một số loại giao dịch và các nghiệp vụ kinh tế. Vấn đề chính được nêu ra trong HKAS 18 là cách xác định khi nào ghi nhận doanh thu.

Theo HKAS 18:

  • Doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.
  • Doanh thu từ việc bán hàng được ghi nhận khi tất cả các điều kiện dưới đây được thỏa mãn:
  • Các thực thể chuyển cho người mua rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu hàng hóa;
  • Các thực thể không còn nắm giữ quyền quản lý liên quan đến sự sở hữu hàng hóa hay gắn liền với quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hoá bán ra;
  • Doanh thu có thể đo lường một cách đáng tin cậy
  • Đó là khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch sẽ chảy vào thực thể; và
  • Các chi phí phát sinh hoặc sẽ được phát sinh đối với các giao dịch có thể được đo lường một cách đáng tin cậy.

 

chuan-muc-bao-cao-tai-chinh-tai-hong-kong-cho-doanh-nghiep-vua-va-nho

 

Pháp lệnh công ty Hồng Kông mới (The new Hong Kong Companies Ordinance (Cap. 622) (viết tắt là "CO mới"), có hiệu lực vào ngày 03 Tháng 3 năm 2014, bao gồm các tùy chọn được quyền miễn báo cáo cho các công ty tư nhân (private companies) và công ty trách nhiệm hữu hạn (bởi sự) bảo đảm (companies limited by guarantee) đáp ứng các điều kiện nêu trong phần 359 của CO mới. Khung báo cáo tài chính dành cho các thực thể quy mô vừa và nhỏ (The Small and Medium-sized Entity Financial Reporting Framework) và Chuẩn mực báo cáo tài chính (Financial Reporting Standard) có hiệu lực trong các năm định kì hằng năm (for annual periods) bắt đầu từ hoặc sau ngày 03 tháng ba 2014 (gọi tắt là "bản sửa đổi SME-FRF và FRS"). Bản sửa đổi SME-FRR là các chuẩn mực kế toán được ban hành bởi HKICPA, tuân thủ theo đúng mục 380 (4) bởi những công ty thành lập tại Hồng Kông được hưởng, và quyết định, tận dụng lợi thế của miễn báo cáo này trong Pháp lệnh công ty Hồng Kông/ CO mới.

Theo bản sửa đổi SME-FRF, một thực thể mà không phải là một công ty được thành lập theo một trong hai CO mới hoặc CO tiền nhiệm (Cap. 32), sẽ tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của luật pháp, Hiến pháp của nơi công ty được thành lập, sẽ đủ điều kiện báo cáo theo các SME-FRF khi các thực thể đáp ứng các yêu cầu tương tự mà một tổ chức về Hồng Kông được yêu cầu phải đáp ứng theo mục 359 của CO mới.

Một công ty thành lập dưới pháp lệnh công ty mới hay pháp lệnh công ty tiền nhiệm đủ điều kiện để báo cáo theo chuẩn mực bản sửa đổi SME-FRF nếu công ty đó đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí nêu ra trong mục 359 của pháp lệnh CO mới. Cụ thể như sau:

(a) Mục 359 (1) (b) của Pháp lệnh CO mới nêu ra các tiêu chí đủ điều kiện mà trước đó đã được tìm thấy trong phần 141D của Pháp lệnh CO tiền nhiệm, dành cho các công ty tư nhân mà không có công ty con và không phải là một công ty con của công ty khác. Các công ty này (ngoài trừ các công ty nằm trong danh sách các loại công ty được liệt kê dưới đây) có đủ điều kiện miễn báo cáo với điều kiện mỗi năm có thể đạt 100% sự đồng thuận của các cổ đông bằng văn bản.

(b) Phần còn lại của mục 359 giới thiệu bổ sung 3 nhóm loại hình thực thể thuộc phạm vi miễn báo cáo nếu đáp ứng các tiêu chí nhất định liên quan đến loại thực thể, quy mô của các thực thể và trong một số trường hợp còn là sự đồng thuận của các cổ đông . Thông tin chi tiết về các tiêu chí được quy định cụ thể dưới đây:

Pháp lệnh Công ty mới nêu ra các tiêu chí miễn trong mục s141D. Ngoài ra, báo cáo đơn giản hóa có thể được áp dụng bởi các nhóm tư nhân (private groups), các công ty tư nhân mà là công ty con của công ty khác, và các công ty/nhóm trách nhiệm hữu hạn bởi sự bảo đảm (companies/groups limited by guarantee) miễn là:

  • Các công ty đáp ứng đủ các yêu cầu về quy mô và,
  • trong trường hợp các công ty tư nhân lớn hơn, họ có được ít nhất 75% cổ đông chấp thuận, không ai phản đối.

Các yêu cầu về quy mô có thể được tóm tắt như sau:

 

 

 

Small guarantee company/ group1

 

Small private company/ group1

 

Larger (“eligible”) private company/ group1

Doanh thu trung bình (Annual revenue)

≤ $25m

≤ $100m2

≤ $200m2

Tổng tài sản (Total assets)

Không hạn chế

≤ $100m2

≤ $200m2

Sô lượng nhân viên trung bình (Average employees)

Không hạn chế

≤ $1002

≤ $1002

 

1 Trong nhóm, các yêu cầu về quy mô ( the size tests) phải được đáp ứng cho mỗi công ty trong nhóm và cho nhóm như một tổng thể.

2 Phải đáp ứng 2 trong 3 tiêu chí để đủ điều kiện là "nhỏ" hay "đủ điều kiện"

Các công ty tư nhân sau đây không được phép miễn báo cáo:

(a) các thực thể là một tổ chức có thẩm quyền theo Pháp lệnh Ngân hàng để thực hiện các hoạt động kinh doanh ngân hàng;

(b) các thực thể chấp nhận, bằng cách thương mại (trừ kinh doanh ngân hàng) cho vay tiền với lãi suất hoặc hoặc kinh doanh mua bán với giá cao, ngoại trừ những điều khoản liên quan đến những vấn đề của trái phiếu hoặc chứng khoán khác;

Theo HKICPA-Viện Công chứng Kế toán Hồng Kông (The Hong Kong Institue of Certified Public Accountatnts HKICPA, Khung báo cáo tài chính đơn giản (Simplified Financial Reporting Framework) và Chuẩn mực báo cáo tài chính cho các công ty vừa và nhỏ (Financial Reporting Standard (SME-FRF và SME-FRS) được miễn khỏi yêu cầu phải cung cấp một cái nhìn trung thực và công bằng, khác với HKFRS. Thông thường các báo cáo tài chính này được lập trên cơ sở chi phí hoạt động lịch sử đơn giản và không bao gồm bất kỳ tài sản hoặc nợ phải trả tại giá trị hợp lý, hoặc thuế hoãn lại (deferred tax). Các thông tin công khai cũng chứa ít thông tin về các vấn đề của thực thể so với báo cáo tài chính đầy đủ.

Các công ty thành lập tại Hồng Kông còn lại sẽ tiếp tục chuẩn bị các báo cáo tài chính này phản ánh trung thực, công bằng và tuân thủ theo HKFRSs.

Tóm lại, các SME-FRS là các nguyên tắc kế toán đã được đơn giản hóa dựa trên HKFRS. Một số chủ đề của HKFRS đã được bỏ qua trong các SME-FRS, vì chúng không có liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ SMES điển hình. Các SME-FRS bao gồm 22 tiêu chuẩn kế toán bao gồm các chủ đề như trình bày báo cáo tài chính (presentation of financial statements), chính sách kế toán (accounting policies), hợp đồng cho thuê (leases), vv Các chủ đề như báo cáo tài chính giữa niên độ, báo cáo bộ phận, xem xét kinh doanh, vv đã được bỏ qua trong các SME-FRS.

 

Để theo dõi các bài viết trong Cẩm nang thành lập công ty tại Hồng Kông, tham khảo thêm tại:

https://www.globallinks.asia/vi/thanh-lap-cong-ty-nuoc-ngoai/mo-cong-ty-tai-hong-kong/tai-sao-chon-hong-kong

Để hiểu hơn về Hệ thống thuế tại Hồng Kông, tham khảo thêm tại:

http://globallinks.asia/vi/thanh-lap-cong-ty/tu-van-thanh-lap-cong-ty-tai-nuoc-ngoai/tu-van-thanh-lap-cong-ty-tai-hong-kong/tong-quan-ve-he-thong-thue-doanh-nghiep-tai-hong-kong

Để theo dõi các bài viết trong Cẩm nang thành lập công ty tại Singapore, tham khảo thêm tại:

http://globallinks.asia/vi/thanh-lap-cong-ty/dich-vu-tu-van-thanh-lap-cong-ty-tai-singapore

PAYMENT SOLUTIONS

THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI NƯỚC NGOÀI

THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI SINGAPORE

PAYMENT METHODS

Liên hệ qua email

Liên hệ qua email

Liên hệ qua viber

Liên hệ qua whatsapp

Liên hệ qua telegram

Feel free to contact us via:

Viet Nam office: Nguyen Van Troi Street, Phu Nhuan District, Ho Chi Minh City, Vietnam.

Singapore office: 350 Orchard Road #11-08, Shaw House, Singapore 238868

Hotline: (+84) 938531588 / (+65) 3163 4102

Email: info@globallinks.asia

Liên hệ qua telegram Liên hệ qua viber Liên hệ qua whatsapp