Hệ thống giao thông tại Singapore (Phần 2) - Tàu điện ngầm MRT Featured

Rate this item
(2 votes)

he-thong-giao-thong-tai-singapore-phan2-tau-dien-ngam-mrt

Singapore tự hào là một trong những quốc gia có hệ thống phương tiện giao thông công cộng hiện đại nhất và tốt nhất. Hệ thống giao thông công cộng ở Singapore được đánh giá là tiện dụng, thoải mái, an toàn, tin cậy và giá cả phải chăng.

Singapore được Ngân hàng thế giới (World Bank) bình chọn là điểm đến lý tưởng nhất để kinh doanh trong 10 năm liền. Bên cạnh các chính sách ưu đãi về thuế và các hỗ trợ từ chính phú dành cho các doanh nghiệp thành lập tại Singapore, hệ thống cơ sở hạ tầng – giao thông là một yếu tố luôn được chính quyền Singapore hết sức quan tâm phát triển.


Bộ Giao thông vận tải Singapore đặt mục tiêu xây dựng một hệ thống giao thông tích hợp nhằm tạo ra mạng lưới vận tải liền mạch - một mạng lưới giao thông được kết nối rất tốt giữa tàu điện, xe bustaxi, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và cũng như là một lý do mang tính chiến lược cho việc kinh doanh và phát triển môi trường. Nhờ vậy, hệ thống giao thông công cộng tại Singapore không ngừng phát triển, cả về cơ sở hạ tầng lẫn chất lượng dịch vụ khách hàng. 
Bằng chứng là trong công bố xếp hạng cơ sở hạ tầng thành phố của Mercer, Singapore đứng ở vị trí cao nhất trong tổng số 49 thành phố trên toàn thế giới và trong một báo cáo của Gallup vào năm 2008 cũng công bố rằng người dân Singapore hài lòng với phương tiện giao thông công cộng hơn công dân của 20 thành phố nổi tiếng khác trên toàn thế giới. Do đó, việc đi một vòng quanh thành phố ở Singapore rất dễ dàng.


Chuỗi bài viết này bởi Global Links Asia được chia làm 3 phần, sẽ lần lượt cung cấp thông tin về hệ thống xe bus, tàu điện ngầm MRT và taxi ở Singapore cũng như ưu - nhược điểm của mỗi loại hình phương tiện, nhằm giúp cho việc đi lại ở Singapore dễ dàng và thuận tiện hơn.

 

PHẦN II: ĐI LẠI TẠI SINGAPORE BẰNG XE TÀU ĐIỆN NGẦM (MRT)

 

 

 

Singapore nổi tiếng là quốc gia có dịch vụ tàu điện cao tốc hiện đại với nhiều trạm dừng ở khắp nơi trong thành phố. Không chỉ là một trong những hệ thống giao thông sạch nhất thế giới, tàu điện ngầm còn đem lại cho hành khách những góc nhìn tuyệt đẹp về trung tâm và các khu vực trong thành phố, hệ thống này đi đến gần như mọi ngóc ngách của Singapore.


Thực chất hệ thống tàu điện ngầm ở Singapore có 2 loại: MRT (Mass Rapid Transit)LRT (Light Rapid Transit). Hiểu đơn giản là MRT chạy nhanh, toa dài, êm hơn, dùng cho các mạch giao thông chính còn LRT là loại tàu ngắn và chậm hơn, thường dùng cho những tuyến giao thông ngoại vi (trung chuyển giữa MRT và các khu vực lân cận). Tuy nhiên, chúng được gọi chung là hệ thống MRT.


Tàu điện ở Singapore được điều hành bởi hai hãng SMRTSBS Transit. Tàu điện ngầm là phương tiện đi lại nhanh nhất với chi phí tiết kiệm nhất nếu muốn đi vòng quanh Singapore và rất thuận tiện cho việc di chuyển một quãng đường dài. Vì di chuyển nhanh mà tiết kiệm chi phí nên tàu điện thường sẽ rất đông vào giờ cao điểm và thỉnh thoảng sẽ có rủi ro không lên được tàu.


Hành khách có thể tải bản đồ hệ thống MRT/LRT trên điện thoại hoặc lấy bản đồ giấy ở các trạm tàu điện ngầm.

1. Các tuyến tàu

 

 

 

1.1Các tuyến MRT

­Hiện tại Singapore có 5 tuyến tàu, giao cắt nhau tại nhiều địa điểm. Các tuyến tàu này đi đến hầu hết các điểm du lịch:

  • Tuyến Nam-Bắc (NS – Màu đỏ): Bắt đầu từ vịnh Marina (NS28) đến Jurong East (NS1), có 28 trạm dừng
  • Tuyến Đông-Tây (EW – Mùa xanh lá): Điểm đầu là sân bay Changi/Pasir Ris và điểm cuối là Boon Lay, có 31 trạm dừng
  • Tuyến Đông-Bắc (NE – Màu tím): Đi từ Harbour Front (NE1) đến Puggol (NE17); và từ Harbour Front (NE1) và đến điểm cuối là Puggol (NE17), có 17 trạm dừng
  • Tuyến vòng Circle (CC – Màu cam): Xuất phát từ Dhoby Ghaut (CC1), kết thúc ở HarbourFront (CC29), có 30 trạm dừng
  • Tuyến Downtown (DT – Màu xanh dương) viết tắt là DT, hành trình đi từ Bugis đến Chinatown, hiện có 6 trạm là Bugis DT14, Promenade DT15, Bayfront DT16, Downtown DT17, Telok Ayer DT18 và China Town DT19.

Tuyến Thomson bờ biển Đông (Màu nâu) hiện đang được xây dựng và dự kiến sẽ đưa vào sử dụng từ năm 2019 

1.2Các tuyến LRT

Hiện nay có 3 tuyến LRT đang hoạt động trong các khu vực lân cận với Singapore:

  • Bukit Panjang LRT (ttheo hướng Bắc): tuyến nối Bukit Panjang Town với trạm MRT Choa Chu Kang
  • Sengkang LRT (Đông Bắc): tuyến nối khu dân cư Sengkangl đến trạm MRT Punggol
  • Punggol LRT (Đông Bắc): tuyến nối khu dân cư Punggol đến trạm MRT Punggol

2. Thời gian hoạt động và tần suất di chuyển

 

 

 

­Tàu điện hoạt động hằng ngày từ 5h30 sáng đến 0h30 với tần suất 3-8 phút/chuyến, tùy thuộc vào giờ cao điểm hay không. Mỗi trạm MRT sẽ có thông báo thời gian chính xác tàu đến

3. Giá vé

 

 

 

  • So với bus thì giá vé tàu rẻ hơn
  • Giá vé một chiều thông thường dao động trong khoảng 1-2 SGD và từ 0.68- 1.82 SGD nếu sử dụng thẻ Ez- link. Người cao tuổi sử dụng thẻ Ez-link được giảm giá còn 0.68- 0.73 SGD cho mỗi lượt đi, tương tự với học sinh/sinh viên là 0.39- 0.49 SGD
  • Tương tự như bus, MRT cũng có thể được thanh toán bằng thẻ Ez Link hoặc thẻ STP (Singapore Tourist Pass) nếu là khách du lịch.
  • Ngoài ra, khách đi tàu điện ngầm có thể mua vé thông thường (ST - Standard ticket) tại các hệ thống máy bán vé công cộng (GTM) ở tất cả các trạm SMRT với gía vé khoảng từ 0.8 SGD đến 1.8 SGD. Màn hình cảm ứng sẽ hỏi khách chọn mua vé đến ga nào, sau đó đề nghị đút tiền xu (10 cents, 20 cents , 50 cents, 1SGD ) hoặc tiền giấy (2SGD và 5SGD) vào máy. Máy sẽ phát hành một tấm thẻ từ giống như card telephone và hành khách sẽ dùng nó khi đi qua cửa rà soát ở ga đi và cửa rà soát ở ga đến. Ở ga đến khách sẽ lại đưa chiếc thẻ này vào máy một lần nữa để nhận lại 1 SGD tiền đặt cọc.

 

Thẻ Ez-link:

Đây là một loại thẻ trả trước, được sử dụng nhiều lần, có thể mua từ bất kỳ phòng vé Transitlink nào tại một số trạm SMRT. Giá ban đầu của thẻ là 15 SGD, trong đó có 10 SGD giá trị nạp và 5 SGD tiền không hoàn lại.

Khi có thẻ Ez-link, hành khách có thể lên bất kỳ tàu điện nào và thực hiện việc cà thẻ vào hộp thu phí tự động gắn trên cửa trước và cửa sau của xe để hệ thống tự động trừ tiền. Lưu ý khi lên tàu điện cà thẻ thì khi xuống cũng cà thẻ vì nếu không sẽ bị coi như đã đi cả chặng từ bến đầu tới bến cuối và tính phí theo chặng đường này.

Có thể nạp thêm (top up - mỗi lần ít nhất 10 SGD và tối đa là 100 SGD) tại các phòng vé Transitlink hoặc qua các máy nạp tiền đặt tại các ga MRT, các cửa hàng 7-Eleven hoặc các điểm SingPost. Khi không dùng hết tiền, có thể lấy lại tiền (refund) tại các quầy SingPost.

Thẻ Singapore Tourist Pass (STP)

Nếu chỉ đến Singapore 3 ngày hoặc ít hơn nhưng lại đi nhiều, hành khách có thể mua loại thẻ Singapore Tourist Pass (STP) để đi lại với số lần không giới hạn MRT và xe bus.

Có 3 loại giá Singapore Tourist Pass là 8 SGD (1 ngày), 16 SGD (2 ngày) và 24 SGD (3 ngày). Điều kiện là phải đặt cọc thêm 10 SGD khi lấy thẻ, hoàn trả lại thẻ trong vòng 5 ngày sau khi hết hạn sử dụng và lấy lại tiền đặt cọc.

Thẻ này được bán các quầy vé ở bến MRT chính gồm MRT Changi, Orchard, Chinatown, City Hall, Raffles Place, Ang Mo Kio, Harbourfront, Bugis và Lavender

ve-xe-bus-tai-singapore

4. Đặc điểm MRT tại Singapore

 

 

 

  • Có thang máy đến sân ga
  • Sàn nhà cảm nhận được bằng xúc giác (dành cho người khiếm thị)
  • Có lối đi cho người sử dụng xe lăn, các gia đình có con nhỏ dùng xe đẩy, người có sức khỏe kém và khách du lịch mang hành lí hoặc va li cồng kềnh, đảm bảo rằng tất cả các nhu cầu của hành khách đều được chăm sóc chu đáo khi đi trên tàu điện ngầm.
  • Hệ thống thông tin hành khách sẽ cung cấp thời gian dự kiến tàu đến trê màn hình hiển thị và bảng hiển thị trên các tuyến đường
  • Hệ thống thông tin liên lạc trên tàu để hành khách có thể nói chuyện với nhân viên MRT trong trường hợp khẩn cấp
  • Hệ thống camera TV khép kín được đặt ở mỗi ga và toa xe để nhân viên có thể kiểm tra những vấn đề phát sinh ở ga và trong tàu nhằm ứng phó, xử lý các tình huống
  • Không được phép ăn uống, hút thuốc trên tàu. Nếu vi phạm sẽ bị phạt rất nặng.

5. Hướng dẫn đi lại bằng MRT

 

 

 

5.1Mua thẻ Ez Link hoặc thẻ Tourist Pass

5.2Qụet thẻ để đi vào sân ga (nơi chờ tàu)

5.3Các ga của một line (một màu) thì chỉ có tàu thuộc tuyến màu đó chạy qua. Các ga giao cắt interchange (ví dụ line xanh cắt line vàng) thì ga MRT sẽ có 2 tầng (1 tầng cho tàu line màu xanh, 1 tầng cho tàu line màu vàng), hành khách cần nhìn biển để đến đúng nơi chờ tàu của line mình muốn đi.


Cần xác định ga MRT mình sẽ đến và vạch lộ trình đi. Mỗi sân ga đều có bản đồ MRT. Nếu điểm đi và điểm đến nằm trên cùng 1 line thì không cần phải chuyển line nhưng nếu điểm đi và điểm đến nằm trên 2 line khác nhau thì cần phải chuyển. Ví dụ hành khách muốn đến một ga nằm trên tuyến đỏ từ chỗ đang đứng (thuộc tuyến vàng), thì cần đi tiếp tới ga giao cắt Vàng – Đỏ, để từ đó có thể đổi sang tàu line đỏ để đi tiếp đến bến đích.


Sau khi xác định xong lộ trình thì xác định sẽ lên tàu nào để đi đúng hướng cũng như nhớ tên bến sẽ xuống. Chú ý một line luôn có 2 tàu chạy hai chiều ngược nhau, nằm ở hai đường ray (platform) đối diện nhau trên cùng trên một sân ga. Tàu nào đi hướng nào đều có chỉ dẫn trên biển báo và trên cửa tàu. Nếu lên nhầm tàu (đi ngược hướng mình muốn) thì cần xuống ngay ở ga kế tiếp để đổi sang Platform đối diện để lên tàu đi hướng ngược lại)


Trên tàu luôn có bản đồ, đèn và loa thông báo ga sắp tới. Tại các ga giao cắt interchange, sẽ có biển chỉ dẫn lên hoặc xuống tầng để đổi line cũng như lối ra khỏi MRT

5.4Khi ra khỏi ga thì hành khách phải quẹt thẻ một lần nữa, hệ thống sẽ trừ vào số tiền trong thẻ. 

6. Một số lưu ý khi đi MRT

 

 

 

  • Khi đến gần ga định xuống (để đổi line hoặc rời ga), nên di chuyển ra đứng gần cửa tàu để xuống cho nhanh chóng
  • Cứ 3 phút là có một chuyến tàu, khi tàu sắp tới cũng nên đứng gần các cửa lên/xuống để lên cho nhanh. Tuy nhiên nhớ đứng tránh một bên để cho người trên tàu xuống trước khi người ở dưới ga lên.
  • Tàu điện ngầm ở Singapore thường rất đúng giờ
  • Chú ý luôn quẹt thẻ khi ra để máy trừ tiền, nếu bạn vì lý do nào đó chưa quẹt thẻ, thì lần tới hệ thống sẽ phát hiện ra và trừ bạn số tiền tối đa cho chuyến đó.

  • ban-do-tau-dien-ngam-o-singapore

Là một trong những quốc gia có môi trường sống xanh – sạch nhất toàn cầu, cùng với nền kinh tế - chính trị ổn định và phát triển, Singapore đang là một lựa chọn hàng đầu cho người nước ngoài đến sinh sống, làm việc và định cư.


Tuy nhiên, việc thâm nhập một thị trường mới không phải bao giờ cũng dễ dàng.GLOBAL LINKS ASIA với các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm cùng hệ thống mạng lưới đối tác uy tín tại Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, Úc, New Zealand... sẽ hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp có mong muốn đầu tư - kinh doanh và thành lập công ty tại nước ngoài.

PAYMENT SOLUTIONS

THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI SINGAPORE

THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI NƯỚC NGOÀI

PAYMENT METHODS

Liên hệ qua email

Liên hệ qua email

Liên hệ qua viber

Liên hệ qua whatsapp

Liên hệ qua telegram

Feel free to contact us via:

Viet Nam office: Nguyen Van Troi Street, Phu Nhuan District, Ho Chi Minh City, Vietnam.

Singapore office: 350 Orchard Road #11-08, Shaw House, Singapore 238868

Hotline: (+84) 938531588 / (+65) 8355 1210

Email: info@globallinks.asia

Liên hệ qua telegram Liên hệ qua viber Liên hệ qua whatsapp