Tọa độ:
- Vĩ độ: từ 1o09' Bắc đến 1o29' Bắc
- Kinh độ: từ 104o36' Đông đến 104o24' Đông
Với vĩ độ đó Singapore chỉ cách đường Xích đạo khoảng 137 km về phía Bắc. Đảo chính có chiều ngang từ Đông sang Tây là 42 km và chiều dài từ Bắc xuống Nam là 23 km. Tổng diện tích của Singapore là 712km2, trong đó diện tích đất là 682,7 km2 với chiều dài bờ biển khoảng 150,5 km. Lãnh thổ của Singaporc được ngăn cách với bán đảo Malaysia bởi co hiển Johor. Ở phía Nam là eo biển Singapore, eo biển này giáp với biển Đông về phía Đông và giáp với vịnh Malacca và Ấn Độ Dương về phía Tây. Những nước láng giềng kế cận của Singapore là Malaysia, Brunei Darussalam và Indonesia.
Hòn đảo chính của Singapore khá bằng phẳng, với vài vùng đất cao ở khu vực trung tâm. Độ cao tối đa của Singapore là 166 mét, ở vùng đồi Bukit Timah. Trước kia đảo này toàn là rừng rậm và đầm lầy, nhưng đến nay hầu hết đã được giải tỏa với những chương trình phát triển đô thị ở đây. Đất ở các công viên và các khu bảo tồn chiếm khoảng hơn 4% tổng diện tích đất của Singapore. Gần nửa diện tích đất đai ở đây đã được giữ lại cho việc bảo vệ rừng và các khu cấm xây dựng. Gần một nửa khác dành cho khu dân cư, thương mại và công nghiệp. Chỉ có chưa đầy 2% đất đai ở đây được dành cho nông nghiệp.
Thành lập Singapore hiện đại (1819)
Thomas Stamford Raffles.
Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, quần đảo Mã Lai dần bị các cường quốc thực dân châu Âu chiếm giữ, bắt đầu khi người Bồ Đào Nha đến Malacca vào năm 1509. Trong thế kỷ 17, người Hà Lan thách thức ưu thế ban đầu của người Bồ Đào Nha, Hà Lan kiểm soát hầu hết các bến cảng trong khu vực. Người Hà Lan thiết lập độc quyền mậu dịch trong quần đảo, đặc biệt là hương liệu- đương thời là sản phẩm quan trọng nhất của khu vực. Các cường quốc thực dan khác, trong đó có người Anh, bị hạn chế cho một sự hiện diện tương đối nhỏ.
Năm 1818, Stamford Raffles được bổ nhiệm làm Phó Thống đốc của Thuộc địa Anh tại Bencoolen.. Ông quả quyết rằng Anh Quốc nên thay thế Hà Lan trong vai trò là thế lực chi phối trong quần đảo, do tuyến dường mậu dịch giữa Trung Quốc và Ấn Độ thuộc Anh đi qua quần đảo. Người Hà Lan gây khó khăn cho hoạt động mậu dịch của Anh Quốc trong khu vực thông qua việc cấm người Anh hoạt động trong các bến cảng do Hà Lan kiểm soát hoặc đánh thuế cao. Stamford Raffles hy vọng thách thức người Hà Lan bằng việc thiết lập một bến cảng mới dọc theo eo biển Malacca, hành lang chính cho tàu thuyến trên tuyến mậu dịch Ấn Độ-Trung Quốc. Ông thuyết phục Toàn quyền Ấn Độ Francis Rawdon-Hastings và thượng cấp của mình tại Công ty Đông Ấn Anh để họ tài trợ cho một cuộc viễn chinh nhằm tìm kiếm một căn cứ mới của Anh trong khu vực.
Stamford Raffles đến Singapore vào ngày 28 tháng 1 năm 1819 và nhanh chóng nhận ra đảo là một sự lựa chọn đương nhiên để thiết lập bến cảng mới. Đảo nằm đầu nam của bán đảo Mã Lai, gần eo biển Malacca, và sở hữu một cảng nước sâu tự nhiên, có các nguồn cung nước ngọt, và gỗ để tu bổ tàu. Stamford Raffles phát hiện một khu định cư nhỏ của người Mã Lai, với dân số vài trăm, tại cửa sông Singapore, thủ lĩnh là Temenggong Abdu'r Rahman. Trên danh nghĩa, đảo nằm dưới quyền cai trị của Quốc vương Johor, song quân chủ này nằm dưới sự khống chế của người Hà Lan và Bugis. Tuy nhiên, vương quốc bị suy yếu do phân tranh bè phái và Temenggong Abdu'r Rahman và các quan viên của mình trung thành với anh của Tengkoo Rahman là Tengku Hussein (hay Tengku Long)- người đang sống lưu vong tại Riau. Với trợ giúp của Temenggong, Stamford Raffles tìm cách bí mật đưa Hussein trở về Singapore. Stamford Raffles đề nghị công nhận Tengku Hussein là quốc vương hợp pháp của Johor và cung cấp cho người này một khoản báo đáp hàng năm; đổi lại, Hussein sẽ trao cho Anh Quốc quyền được thiết lập một trạm mậu dịch tại Singapore.Một hiệp ước chính thức được ký kết vào ngày 6 tháng 2 năm 1819 và Singapore hiện đại ra đời.
Cộng hòa Singapore (1965–nay)
1965 đến 1979
Sau khi độc lập, Singapore đối diện với một tương lai đầy bất trắc. Đối đầu Indonesia-Malaysia đang diễn ra và phe bảo thủ trong Tổ chức dân tộc Mã Lai thống nhất phản đối mạnh mẽ phân ly; Singapore đối diện với nguy hiểm trước khả năng bị quân đội Indonesia tấn công và bị ép buộc bằng vũ lực để tái gia nhập Liên bang Malaysia theo các điều khoản bất lợi. Phần lớn truyền thông quốc tế hoài nghi về viễn cảnh cho sự tồn tại của Singapore. Bên cạnh vấn đề chủ quyền, các vấn đề cấp bách là thất nghiệp, nhà ở, giáo dục, và thiếu tài nguyên tự nhiên và đất đai.
Singapore ngay lập tức tìm kiếm công nhận quốc tế đối với chủ quyền của mình. Quốc gia mới gia nhập Liên Hiệp Quốc vào ngày 21 thàng 9 năm 1965, trở thành thành viên thứ 117 của tổ chức; và gia nhập Thịnh vượng chung vào tháng 10 cùng năm. Bộ trưởng Ngoại giao Sinnathamby Rajaratnam đứng đầu một cơ quan ngoại giao mới, giúp khẳng định nền độc lập của Singapore và thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác. Ngày 22 tháng 12 năm 1965, Đạo luật Tu chính Hiến pháp được thông qua, theo đó nguyên thủ quốc gia là tổng thống và đảo trở thành nước Cộng hòa Singapore. Singapore sau đó đồng sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào ngày 8 tháng 8 năm 1967 và được nhận làm thành viên của Phong trào không liên kết vào năm 1970.
Cục Phát triển kinh tế được lập ra vào năm 1961 nhằm xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh tế quốc gia, tập trung vào thúc đẩy lĩnh vực chế tạo của Singapore. Các khu công nghiệp được thành lập, đặc biệt là tại Jurong, và đầu tư ngoại quốc được thu hút đến đảo quốc do ưu đãi thuế. Công nghiệp hóa biến đổi lĩnh vực chế tạo để sản xuất các hàng hóa có giá trị cao hơn và thu được lợi nhuận lớn hơn. Lĩnh vực dịch vụ cũng phát triển vào đương thời, thúc đẩy nhơ nhu cầu đối với dịch vụ cho các tàu ghé qua cảng và thương mại ngày càng tăng cao. Tiến bộ này giúp giảm bớt khủng hoảng thất nghiệp. Singapore cũng thu hút các công ty dầu thô lớn như Shell và Esso đến thiết lập những nhà máy lọc dầu tại Singapore, đến giữa thập niên 1970 thì đảo quốc trở thành trung tâm lọc dầu lớn thứ ba trên thế giới. Chính phủ đầu tư mạnh cho hệ thống giáo dục, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ giảng dạy và nhấn mạnh đào tạo thực tế nhằm phát triển một lực lượng lao động có đủ trình độ phù hợp với công nghiệp.
Thiếu nhà ở công cộng tốt, vệ sinh kém, và tỷ lệ thất nghiệp cao dẫn đến các vấn đề xã hội từ tội phạm đế y tế. Sự gia tăng của các khu định cư lấn chiếm dẫn đến những mối nguy hiểm về tính an toàn và dẫn đến hỏa hoạn Bukit Ho Swee trong năm 1961 khiến cho bốn người thiệt mạng và 16.000 người khác mất nhà ở. Cục phát triển nhà ở được thành lập từ trước độc lập, tiếp tục đạt được thành công lớn và các dự án nhà ở quy mô lớn được tiến hành nhằm cung cấp nhà ở công cộng có giá phải chăng và tái định cư người trong các khu lấn chiếm. Trong vòng một thập niên, đa số dân cư dược sống trong các căn hộ này. Dự án Nhà ở quỹ công tích (CPF) được tiến hành từ năm 1968, cho phép các dân cư sử dụng tài khoản tiết kiệm bắt buộc của họ để mua các căn hộ của cục Phát triển nhà ở và dần gia tăng sở hữu nhà tại Singapore.
Quân đội Anh Quốc vẫn đóng quân tại Singapore sau khi đảo quốc độc lập, song đến năm 1968, Luân Đôn tuyên bố quyết định của họ là triệt thoái lực lượng vào năm 1971. Singapore thiết lập bộ đội vũ trang, và một chương trình phục dịch quốc dân được khởi đầu từ năm 1967.
Thập niên 1980 và 1990
Quang cảnh Bukit Batok West, phát triển nhà ở công cộng quy mô lớn giúp tạo ra tỷ lệ sở hữu nhà ở cao trong dân cư Singapore.
Thành công kinh tế hơn nữa tiếp tục trong thập niên 1980, khi tỷ lệ thất nghiệp hạ xuống 3% và tăng trưởng GDP thực trung bình là khoảng 8% cho đến năm 1999. Trong thập niên 1980, Singapore bắt đầu nâng cấp các ngành công nghiệp công nghệ cao, như lĩnh vực chế tạo lát bán dẫn, nhằm cạnh tranh với các đối thủ láng giềng vốn đang có giá lao động rẻ hơn. Sân bay quốc tế Changi Singapore được khánh thành vào năm 1981 và Singapore Airlines được phát triển thành một hàng hãng không lớn. Cảng Singapore trở thành một trong những cảng nhộn nhịp nhất nhất thế giới và các ngành kinh tế dịch vụ và du lịch cũng phát triển rất cao trong giai đoạn này. Singapore nổi lên như một trung tâm giao thông quan trọng và một điểm du lịch lớn.
Cục Phát triển nhà ở tiếp tục thúc đẩy nhà ở công cộng bằng các khu đô thị mới, như Ang Mo Kio. Các khu dân cư mới có các căn hộ lớn hơn và chất lượng cao hơn và đi kèm là tiện nghi tốt hơn. Năm 1987, tuyến giao thông cao tốc đại chúng (MRT) đầu tiên đi vào hoạt động, kết nối hầu hết các khu nhà ở này với khu vực trung tâm.
Đảng Nhân dân Hành động tiếp tục chi phối tình thế chính trị tại Singapore, đảng này giành toàn bộ số ghế trong nghị viện trong các cuộc bầu cử từ 1966 đến 1981. Một số nhà hoạt động và chính trị gia đối lập gọi quyền lực của Đảng Nhân dân Hành động là độc đoán, họ cho rằng quy định nghiêm ngặt về các hoạt động chính trị và truyền thông của chính phủ là một sự xâm phạm các quyền chính trị.
Chính phủ Singapore trải qua một số biến đổi đáng kể. Chế độ thành viên phi tuyển cử cử trong nghị viện được khởi đầu vào năm 1984 nhằm cho phép ba ứng cử viên thất cử từ các đảng đối lập được bổ nhiệm làm nghị viên. Khu tập tuyển (GRCs) được khởi đầu vào năm 1988 nhằm tạo nên các đơn vị bầu cử nhiều ghế, mục đích là để đảm bảo đại diện của thiểu số trong nghị viện. Chế độ thành viên chỉ định trong nghị viện được khởi đầu vào năm 1990 nhằm cho phép những nhân vật phi đảng phái phi tuyển cử trở thành nghị viên. Hiến pháp Singapore được sửa đổi vào năm 1991 nhằm quy định về một tổng thống tuyển cử, người này có quyền phủ quyết trong việc sử dụng dự trữ quốc gia và bổ nhiệm các quan chức công cộng. Các đảng đối lập phàn nàn rằng hệ thống khu tập tuyển gây khó khăn cho họ để giành được một vị trí chắc chắn trong bầu cử nghị viện, và hệ thống bầu cử đa số có xu hướng loại trừ các đảng nhỏ.
Năm 1990, Lý Quang Diệu chuyển giao quyền lực thủ tướng cho Ngô Tác Đống, nhân vật này trở thành thủ tướng thứ nhì của Singapore. Ngô Tác Đống thể hiện một phong cánh lãnh đạo cởi mở và cầu thị hơn khi quốc gia tiếp tục hiện đại hóa. Năm 1997, Singapore chịu ảnh hưởng từ Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 và các biện pháp cứng rắn được thực hiện.
2000 – nay
Trong đầu thập niên 2000, Singapore trải qua một số cuộc khủng hoảng, gồm có dịch SARS bùng phát vào năm 2003 và đe dọa của chủ nghĩa khủng bố. Trong tháng 12 năm 2001, một âm mưu đánh bom các đại sứ quán và cơ sở hạ tầng khác tại Singapore bị phát giác và có đến 36 thành viên của nhóm Jemaah Islamiyah bị bắt theo Đạo luật An ninh nội bộ. Các biện pháp chống khủng bố chủ yếu được tiến hành nhằm phát hiện và ngăn ngừa các hành động khủng bố tiềm năng và giảm thiểu thiệt hại do chúng gây nên. Đảo quốc tăng cường chú trọng vào việc thúc đẩy hội nhập xã hội và tin tưởng giữa các cộng đồng khác nhau.
Năm 2004, con trai cả của Lý Quang Diệu là Lý Hiển Long trở thành thủ tướng thứ ba của Singapore. Ông ban hành một số thay đổi chính sách, gồm cả giảm bớt phục dịch quốc gia từ hai năm rưỡi xuống hai năm, và hợp pháp hóa cờ bạc sòng bạc.