I/ Trademark (nhãn hiệu) là gì?
Trademark (Nhãn hiệu) chính là một tập hợp ký hiệu/logo, tên sản phẩm/dịch vụ... mà doanh nghiệp dùng để phân biệt sản phẩm/dịch vụ của mình với sản phẩm/dịch vụ tương tự được cung cấp bởi các doanh nghiệp khác.
Chức năng chính và cơ bản nhất của nhãn hiệu chính là để tăng độ nhận diện nhãn hiệu với người tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ ghi nhớ và phân biệt sản phẩm/dịch vụ họ đang sử dụng với các sản phẩm tương tự khác trên thị trường.
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được dùng cho mục đích bảo hộ cả hàng hóa lẫn dịch vụ.
Những ký hiệu thông dụng tượng trưng thường được thấy trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho trademark là : ® và ™. Tuy nhiên, có sự khác biệt trong cách sử dụng của 2 ký hiệu này.
® là ký hiệu cho thấy rằng trademark đó đã được đăng ký và được pháp luật bảo vệ.
™ là để thể hiện rằng nhãn hiệu đang trong quá trình đăng ký bảo hộ
II. Tại sao nên đăng ký trademark?
Mặc dù các doanh nghiệp không bị bắt buộc phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì mới được sử dụng nhãn hiệu đó, nhưng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp như sau:
Các doanh nghiệp khác sẽ không thể đăng ký trademark tương tự.
Doanh nghiệp đăng ký trademark sẽ được quyền sử dụng ký hiệu ®.
Tăng độ nhận diện của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp. Thông qua việc đăng ký trademark, người tiêu dùng sẽ ý thức được rằng sản phẩm này chỉ có 1 nhà phân phối duy nhất, từ đó, doanh nghiệp sẽ hạn chế được nguy cơ hàng giả, hàng nhái.
Tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển ra thị trường thế giới.
Thực tế cho thấy, hiện nay, sau khi gia nhập cộng đồng kinh tế chung ASEAN, có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra cho các nhãn hiệu Việt nổi tiếng như: kẹo dừa Bến Tre, nước mắm Phú Quốc, phở... Họ đều bị các doanh nghiệp nước ngoài đánh cắp nhãn hiệu và "nhanh chân" đăng ký trademark ở nhiều quốc gia khác để tiến hành kinh doanh buôn bán. Điều này là dẫn đến thực trạng, nhiều sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam "có tiếng nhưng không có miếng" tại thị trường xuất khẩu.
Do đó, với các doanh nghiệp Việt Nam đang có ý định thành lập công ty tại Singapore và mang sản phẩm của mình sang thị trường Singapore thì nên cân nhắc việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm/dịch vụ của mình để tránh các rủi ro phát sinh sau này.
III/ Quy trình và thủ tục đăng ký trademark tại Singapore
Quy trình đăng ký trademark tại Singapore sẽ được cơ quan đăng ký trademark tại Singapore (IPOS) phê duyệt. Quá trình đăng ký trademark có thể kéo dài từ 6 đến 8 tháng còn tùy thuộc vào yêu cầu của từng bộ hồ sơ cụ thể của doanh nghiệp.
Để hiểu hơn về quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Singapore/đăng ký trademark tại Singapore, tham khảo thêm tại đây.