1. Thành lập công ty tại tiểu bang nào và nên lựa chọn loại hình công ty gì?
Điều đầu tiên nhà đầu tư cần quan tâm và tìm hiểu là nhà đầu tư đang chuẩn bị đăng ký kinh doanh tại 1 trong 50 tiểu bang của Mỹ; chứ không chỉ đơn giản là ở Mỹ. Việc cân nhắc thành lập tại đâu, tiểu bang nào sẽ là vô cùng quan trọng vì mỗi tiêu bang sẽ có những luật lệ và yêu cầu khác nhau, ưu đãi khác nhau. Do đó, tùy vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư cần có những cần nhắc cho riêng mình.
Các giấy tờ và thủ tục để thành lập công ty tại Mỹ khá đơn giản và gọn nhẹ, dù là công ty cổ phần (Corporation) hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC); vì vậy, nhà đầu tư có thể tìm một luật sư tại Mỹ hoặc đăng ký trực tuyến thông qua một dịch vụ nộp hồ sơ pháp lý online. Thành lập công ty thông qua dịch vụ trực tuyến có giá cả phải chăng hơn mà vẫn đảm bảo tính hợp pháp như thông qua luật sư; tuy nhiên, luật sư vẫn là người sẽ trả lời các câu hỏi liên quan đến việc kinh doanh của nhà đầu tư một cách chi tiết và rõ ràng hơn.
Đối với các cá nhân hoặc doanh nghiệp nước ngoài, có hai loại hình doanh nghiệp chính có thể cân nhắc như sau: Công ty cổ phần (C Corporation hoặc S Corporation) và Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC). Các LLC thường được xem như loại hình được miễn các khoản thuế, nghĩa là bất cứ lợi nhuận nào cũng đều được chuyển hết cho chủ sở hữu (được báo cáo trên cấp độ cá nhân). Một công ty đại chúng (C Corporation) phải trả thuế trên bất kỳ lợi nhuận nào (được báo cáo trên cấp độ doanh nghiệp).
Khi nhà đầu tư quyết định tiểu bang nào là nơi để đăng ký thành lập công ty, nhà đầu tư nên cân nhắc những yếu tố sau. Nếu nhà đầu tư đã có sẵn văn phòng hoặc sự hiện diện thực tế tại Mỹ (nhà ở...) tại tiểu bang nào, thì nên thành lập công ty ngay tại tiểu bang đó (Điều này sẽ hỗ trợ nhà đầu tư rất nhiều trong việc mở tài khoản ngân hàng tại Mỹ sau này). Ngược lại, nếu nhà đầu tư không có bất cứ sự hiện diện thực tế nào ở Mỹ, nhà đầu tư có thể thành lập công ty tại bất kỳ tiểu bang nào nhà đầu tư muốn.
2. Đại lý đại diện là gì?
Một đại lý đại diện (registered agents) được thiết lập nhằm thay mặt cho doanh nghiệp nhận các giấy tờ và văn bản pháp lý. Những văn bản này bao gồm những thông báo gia hạn từ tiểu bang và giấy tờ liên quan đến các vụ kiện cáo. Các đại lý đại diện này phải nằm ở tiểu bang nơi công ty của nhà đầu tư được đăng ký và phải có một địa chỉ thực. Nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm thấy dịch vụ này tại các công ty tư vấn thành lập công ty. Xin lưu ý, nhà đầu tư không thể sử dụng địa chỉ của đại lý đại diện như là địa chỉ đăng ký (registered agents) công ty. Đại lý đại diện giống như một dịch vụ để đảm bảo nhà đầu tư không bỏ lỡ bất kỳ tài liệu quan trọng nào liên quan đến thuế, kinh doanh trong tiểu bang, hoặc các vụ kiện. Các tiểu bang nơi nhà đầu tư thành lập công ty sẽ luôn yêu cầu nhà đầu tư phải cung cấp địa chỉ của đại lý đại diện (registered agents).
3. Thủ tục thành lập công ty tại Mỹ có phức tạp không?
Nhìn chung, thủ tục thành lập công ty tại Mỹ rất đơn giản và gọn nhẹ. Dưới đây là các thủ tục cơ bản trong quy trình thành lập công ty tại Mỹ được áp dụng cho hầu hết các tiểu bang:
Chuẩn bị ít nhất 3 tên công ty.
Chủ doanh nghiệp chọn một đại lý đại diện mà có thể nhận được các văn bản pháp lý cho công ty. (Một công ty mà có một địa chỉ thực tế trong tiểu bang có thể đảm đương vai trò là đại lý của riêng mình, tuy nhiên, điều này chưa hẳn được công nhận ở các tiểu bang khác, như California)
Chủ sở hữu phải điền vào giấy chứng nhận thành lập công ty để xác định tên công ty; tên và địa chỉ của đại lý đăng ký; tổng số và mệnh giá cổ phiếu công ty được phép phát hành và tên cũng như địa chỉ thư tín của công ty.
Một khi doanh nghiệp được thành lập, công ty phải nộp một báo cáo (từ $ 50) và nộp thuế nhượng quyền thương mại (từ $ 175) mỗi năm. Mặc dù nhiều dịch vụ trực tuyến tồn tại để giúp đỡ việc thành lập công ty với một khoản phí tách biệt có thể lên tới vài trăm đô la, các thủ tục giấy tờ nói chung khá đơn giản, và các tiểu bang (thường thông qua thư ký của tiểu bang) sẽ hướng dẫn trực tuyến để giúp các cá nhân nộp giấy tờ thích hợp.
4. Mã số thuế công ty tại Mỹ là gì ?
Công ty của nhà đầu tư sẽ cần được xác định bởi Cục Doanh thu nội địa - IRS (The Internal Revenue Service). Quy trình này thường được thực hiện thông qua mã số xác minh của chủ doanh nghiệp – Employer Identification Number (EIN), như yêu cầu một mã số an ninh xã hội. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, một mã số khai thuế cá nhân - Individual Taxpayer Identification Number (ITIN) thường được trao cho những cá nhân phải trả các khoản thuế tại Mỹ, nhưng không đủ điều kiện cho một mã số an ninh xã hội. nhà đầu tư sẽ sử dụng mẫu đơn W-7 để nộp đơn đăng ký cho một mã số khai thuế cá nhân (ITIN).Xin lưu ý rằng kể từ tháng 1/2013, Cục Doanh thu nội địa (IRS) đã thay đổi chính sách liên quan đến các tài liệu cần thiết để có được một mã số khai thuế cá nhân (ITIN).
Mã số thuế của công ty (EIN) là vô cùng quan trọng đối với một công ty tại Mỹ, vì đây là điều kiện cần tối thiểu để một công ty tại Mỹ nộp hồ sơ mở tài khoản ngân hàng tại Mỹ. Do đó, khi tiến hành thành lập công ty tại Mỹ, nhà đầu tư cẩn kiểm tra dịch vụ mà công ty tư vấn cung cấp đã bao gồm hỗ trợ xin mã số thuế công ty chưa.
5. Mở tài khoản ngân hàng tại Mỹ có khó không?
Mở tài khoản ngân hàng tại Mỹ hiện đang là một khó khăn đối với hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài. Các yêu cầu cho việc mở một tài khoản ngân hàng doanh nghiệp là khác nhau theo từng ngân hàng, và khác nhau trong cùng một hệ thống ngân hàng nhưng ở các tiểu bang khác nhau. Thông thường các công ty dịch vụ tại Mỹ sẽ không hỗ trợ khách hàng trong việc mở tài khoản ngân hàng tại Mỹ, nhà đầu tư phải tự mình thực hiệnThông thường, các tài liệu cần có để mở tài khoản ngân hàng tại Mỹ bao gồm văn bản chứng minh cho việc thành lập công ty tại Mỹ, mã số thuế công ty (EIN) và một bản sao hộ chiếu.
Nếu nhà đầu tư có mặt trực tiếp ở Mỹ tại thời điểm mở tài khỏan thì việc mở một tài khoản cá nhân sẽ dễ dàng hơn (miễn là nhà đầu tư có mang theo các văn bản chứng minh việc thành lập công ty tại Mỹ).
6. Các yêu cầu phải tuân thủ hằng năm của một công ty Mỹ là gì?
Một khi công ty đã thành lập, nhà đầu tư sẽ cần phải nộp báo cáo hàng năm của công ty. Đây là một mẫu đơn cơ bản chủ yếu cập nhật địa chỉ của công ty và đại lý đại diện (registered agents) (tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ cần phải nộp mẫu đơn ngay cả khi không có thay đổi). Nếu nhà đầu tư thành lập một công ty, nhà đầu tư cũng sẽ cần phải tổ chức một cuộc họp hàng năm và ghi lại biên bản cuộc họp đó. Nếu nhà đầu tư không tuân thủ trình tự và yêu cầu về giấy tờ, doanh nghiệp của nhà đầu tư có thể rơi vào "trạng thái xấu" với nhà nước.Trên đây là những lưu ý chính mà Global Links Asia đã tổng hợp lại nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư cân nhắc trước khi đưa đến quyết định thành lập công ty tại Mỹ.
Để được tư vấn trực tiếp về thành lập công ty tại Mỹ, vui lòng liên hệ:
Công ty Global Links Asia
Website: https://www.globallinks.asia/vi/thanh-lap-cong-ty-nuoc-ngoai/mo-cong-ty-tai-my
Hotline: (+84) 0938 531 588/ (+65) 3163 4102
Email: Tony.Ho@globallinks.asia