Các loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Hồng Kông là công ty (companies), công ty tư nhân (sole proproetorships) và công ty hợp danh(partnerships).
• Công ty trách nhiệm hữu hạn: Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Hồng Kông. Công ty trách nhiệm hữu hạn là một thực thể kinh doanh độc lập, bảo vệ tài sản cá nhân khỏi các rủi ro trong kinh doanh và các khỏan nợ phải trả.
• Công ty tư nhân (Sole Proprietorship): Thích hợp cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ, rủi ro thấp với một chủ sở hữu duy nhất. Tuy nhiên, loại hình này sẽ không phù hợp với các doanh nhân vì nó không phải là một thực thể pháp lý riêng biệt và không bảo vệ tài sản cá nhân của chủ sở hữu khỏi các rủi ro, nghĩa vụ cũng như các khỏan nợ kinh doanh phải trả.
• Công ty hợp danh (Partnership): Loại hình kinh doanh này cho phép hai hoặc nhiều cá nhân chia sẻ quyền sở hữu một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hình thức này còn cho phép sự chia sẻ trách nhiệm và làm tăng khả năng huy động vốn. Tuy nhiên, các đối tác liên đới sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành động của các đối tác còn lại. Hình thức phổ biến nhất của loại hình công ty hợp danh ( Partnerships) là công ty hợp danh hữu hạn (Limited Partnership), loại hình này yêu cầu trách nhiệm hữu hạn cho các đối tác hữu hạn liên đới.
• Văn phòng công ty nước ngoài (Foreign Company Office): Các công ty nước ngoài hầu hết quan tâm đến việc thành lập một văn phòng ở Hồng Kông có thể cân nhắc việc đăng ký mở văn phòng chi nhánh (Branch office), công ty con (subsidiary), hoặc một văn phòng đại diện (representative office).
Các loại hình công ty tại Hồng Kông
Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company/LLC)
Để thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn tại Hồng Kông, cá nhân/ công ty phải tiến hành đăng ký với các Văn phòng đăng ký của Chính phú (Companies Registry) theo Pháp lệnh công ty của Hồng Kông. Công ty Trách nhiệm hữu hạn là một pháp nhân riêng biệt, độc lập trước các thành viên của nó. Công ty TNHH (LLC) có thể đồng thời là công ty trách nhiệm hữu hạn cũng như các công ty trách nhiệm vô hạn (unlimited liability). Hiếm khi các nhà đầu tư lựa chọn một công ty trách nhiệm vô hạn. Một công ty trách nhiệm hữu hạn có thể là một công ty tư nhân (private company) hoặc một công ty đại chúng (public company) và được giới hạn bằng lượng cổ phiếu hoặc giới hạn bởi sự bảo lãnh. Hầu hết, đối với các nhà đầu tư tại Hồng Kông thì loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân là được ưa thích hơn cả, nơi mà trách nhiệm của các chủ sở hữu sẽ được giới hạn trong phạm vi tài sản của công ty và tài sản cá nhân của họ sẽ được bảo vệ khỏi các các nghĩa vụ, trách nhiệm của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân (Private Limited Company)
Thông thường, các công ty có quy mô vừa và nhỏ tại Hồng Kông được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân. Loại hình này thường được lựa chọn hơn các hình thức còn lại (hợp danh, công ty tư nhân...) do nhiều lợi ích mà nó mang lại. Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân là loại hình phổ biến nhất để tiến hành hoạt động kinh doanh và thương mại. Một công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân là công ty có vốn điều lệ được chia thành các cổ phiếu có giá trị nhất định. Những cổ phiếu này sẽ được nắm giữ bởi cổ đông (nhà đầu tư), người được hưởng một phần trong lợi nhuận của các công ty và nhận cổ tức tương ứng với tỷ lệ góp vốn của họ. Trong trường hợp có mất mát, thua lỗ xảy ra, các cổ đông sẽ chỉ mất phần vốn đầu tư của họ thông qua các cổ phiếu của công ty.
Ưu điểm
1. Tư cách pháp nhân: Một công ty TNHH tư nhân có tư cách pháp nhân riêng của mình, độc lập với các thành viên của nó. Điều này cho phép công ty được quyền mua tài sản, ký kết hợp đồng, mắc nợ, khởi kiện hoặc bị kiện dưới chính tên của mình.
2. Trách nhiệm hữu hạn: Trách nhiệm của các cổ đông sẽ bị hạn chế trong phạm vi số lượng cổ phần tương ứng vốn đầu tư của họ.
3. Sự tiếp nối không ngừng (Perpetual Succession): Một sự thay đổi trong cơ cấu thành viên sẽ không ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty. Cổ phiếu có thể được dễ dàng thay đổi và chuyển đổi giữa các cổ đông mà không gây ảnh hưởng hay tác động đến các hoạt động kinh doanh của công ty. Điều này có nghĩa là các công ty có thể luôn hoạt động bất chấp cái chết, từ chức hoặc phá sản của các cổ đông hoặc Giám đốc.
4. Dễ huy động vốn: Công ty TNHH tư nhân khá thuận lợi trong việc mở rộng mô hình kinh doanh của mình do sự dễ dàng trong việc huy động vốn, được thực hiện bằng cách đưa vào các cổ đông mới hoặc phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Ngoài ra, các công ty TNHH tư nhân sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn từ ngân hàng khi so sánh với các loại thực thể kinh doanh khác.
5. Tạo dựng hình ảnh tích cực cho công ty: công ty TNHH tư nhân được tin tưởng và đánh giá cao hơn khi so với doanh nghiệp tư nhân-một chủ sở hữu (sole proprietorships), công ty hợp danh (partnerships ) vì các nhà đầu tư sẵn sàng hơn để đóng góp nguồn vốn của mình vào loại hình công ty này.
6. Dễ dàng chuyển giao quyền sở hữu: Công ty TNHH tư nhân có thể chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu bằng cách bán tất cả hoặc một phần của cổ phiếu của nó, hoặc thông qua việc phát hành cổ phiếu mới cho nhà đầu tư mới. Hoạt động kinh doanh của công ty sau các hoạt động này có thể tiếp tục mà không bị ảnh hưởng và các thủ tục pháp lý sẽ không quá phức tạp.
7. Lợi ích về thuế và các ưu đãi: Có rất nhiều lợi ích về thuế mà công ty TNHH tư nhân được hưởng tại Hồng Kông. Thuế doanh nghiệp, (hoặc thuế lợi nhuận), là 16,5% lợi nhuận tính thuế cho các công ty. Hồng Kông tuân thủ theo việc đánh thuế theo cơ sở lãnh thổ. Do đó, chỉ có lợi nhuận phát sinh trong hoặc có nguồn gốc từ Hồng Kông mới phải chịu thuế ở Hồng Kông. Hồng Kông không áp dụng thuế đánh trên vốn, thuế khấu trừ trên cổ tức và lãi và không có thuế doanh thu hoặc thuế GTGT tại Hồng Kông.
Nhược điểm
1.Việc thành lập phức tạp: Việc thành lập công ty TNHH tư nhân thường được đánh giá là phức tạp hơn, tốn kém hơn so với các loại hình còn lại.
2.Tuân thủ luật: Các công ty TNHH tư nhân phải tuân theo khá nhiều các luật lệ, điều kiện tại Hồng Kông.
3.Yêu cầu công khai: Công ty TNHH tư nhân phải công khai các thông tin về (cơ cấu vốn, thông tin cá nhân cụ thể của các cổ đông, giám đốc và thư ký...) ra công chúng bằng cách khai báo với các Cơ quan đăng ký kinh doanh (Companies Registry).
4. Các thủ tục ngừng họat động công ty thì phức tạp: việc đóng công ty TNHH tư nhân thì phức tạp hơn, tốn thời gian và tốn kém khi so sánh với các loại hình kinh doanh khác.
Công ty TNHH đại chúng (Public Limited Company/PLC)
Công ty TNHH đại chúng là một công ty thành lập tại địa phương, trong đó số lượng cổ đông có thể có nhiều hơn 50. Một công ty TNHH đại chúng là nơi cổ phiếu và trái phiếu được chào bán ra công chúng. Thông thường, khi các công ty tư nhân cỡ vừa và lớn- những công ty mà đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể trong ngành công nghiệp nhất định , sẽ quyết định để đưa công ty ra công chúng, bằng cách tăng số lượng cổ đông của họ. Hầu hết các công ty TNHH đại chúng này sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán. Khi đó, các công ty niêm yết phải chịu các quy tắc và quy định nghiêm ngặt, vì họ huy động vốn từ công chúng. Lợi thế của một công ty TNHH đại chúng là dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, nhận thức của công chúng mạnh mẽ và dễ dàng thực hiện các vụ sáp nhập và mua lại. Những khó khăn bao gồm: yêu cầu công bố công khai; tốn thời gian, phức tạp và tốn kém trong việc thành lập và duy trì hoạt động; nguy cơ của việc bị thâu tóm; phải chia sẻ lợi nhuận và không ngừng tuân thủ theo luật định thay đổi liên tục.
Công ty đại chúng hạn chế bởi sự bảo lãnh (Public Company Limited by Guarantee)
Loại hình này không có vốn cổ phần. Nó có các thành viên, chứ không phải là cổ đông. Các thành viên sẽ đóng vai trò là người bảo lãnh / cam kết góp một số tiền xác định trước trong phần trách nhiệm pháp lý của công ty trong trường hợp nó phá sản. Ưu điểm của loại hình này là các thành viên sẽ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn, và có thể tham gia duy trì kiểm soát dân chủ trên tất cả các vấn đề. Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình này là rằng lợi nhuận không thể được phân phối và công ty có thể đối mặt với sự thiếu vốn lưu động. Do đó, loại hình này sẽ phù hợp nhất với các tổ chức phi lợi nhuận mà mong muốn thành lập tại Hồng Kông.
Doanh nghiệp tư nhân- chủ sở hữu độc quyền (Sole Proprietorship)
Doanh nghiệp tư nhân - chủ sở hữu độc quyền (Sole Proprietorship) được coi là hình thức dễ nhất và đơn giản nhất trong các loại hình. Như tên gọi cho thấy, loại hình này không phải là một thực thể pháp lý riêng biệt do doanh nghiệp thuộc sở hữu và điều hành bởi một người duy nhất, chủ sở hữu và doanh nghiệp được coi là một. Mặc dù đây là hình thức đơn giản nhất tuy nhiên nó lại thường được coi là rủi ro nhất vì nó không bảo vệ các tài sản cá nhân của công ty/chủ sở hữu trước các rủi ro và trách nhiệm pháp lý phát sinh từ việc kinh doanh. Trong khi chủ sở hữu duy nhất được hưởng tất cả lợi nhuận từ việc kinh doanh, cá nhân này cũng phải chịu trách nhiệm duy nhất cho tất cả các khoản nợ. Điều này đặt ra một rủi ro tài chính vô cùng lớn và các doanh nhân tham vọng không khuyến khích việc áp dụng hình thức kinh doanh này.
Ưu điểm
1. Việc thành lập đơn giản
2. Dễ dàng đưa ra quyết định: Do chủ sở hữu công ty là người duy nhất giữ quyền kiểm soát hoàn toàn đối với tất cả các công việc kinh doanh, nên việc ra quyết định sẽ nhanh chóng và hiệu quả, mà không cần phải tìm kiếm sự chấp thuận của người khác.
3. Chủ sở hữu là người duy nhất thụ hưởng lợi nhuận: chủ sở hữu không cần phải chia sẻ lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh.
4. Dễ chấm dứt: Việc chấm dứt loại hình này là dễ dàng hơn, ít tốn thời gian và ít tốn kém hơn so với các thực thể kinh doanh khác.
Nhược điểm
1. Tư cách pháp nhân: loại hình này không phải là một thực thể pháp lý riêng biệt, chủ sở hữu và doanh nghiệp được coi là một. Chủ sở hữu duy nhất sẽ phải chịu trách nhiệm cho tất cả các khoản nợ.
2. Không giới hạn trách nhiệm cá nhân: Trong trường hợp các khoản nợ phát sinh, loại hình này không bảo vệ tài sản cá nhân (bao gồm cả tài sản của chính cá nhân đó).
3. Lượng vốn hữu hạn: Nguồn vốn duy nhất chính là tài sản của cá nhân sở hữu duy nhất và lợi nhuận do doanh nghiệp tạo ra. Với lượng vốn hạn hẹp, việc mở rộng, phát triển của doanh nghiệp bị hạn chế.
4. Vòng đời doanh nghiệp hữu hạn: Khi chủ sở hữu duy nhất của công ty mất, công ty cũng không còn hoạt động.
5. Nhận thức của công chúng thấp: Do các rủi ro gây ra bởi hình thức kinh doanh này, các nhà đầu tư thường kém tự tin và do đó, việc huy động nguồn cung ứng tài chính trở nên khó khăn.
6. Bán / chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần của doanh nghiệp: Việc chuyển nhượng công ty/ doanh nghiệp có thể tiến hành bằng biệc bán các tài sản kinh doanh của doanh nghiệp ấy.
Doanh nghiệp hợp danh (Partnerships)
Doanh nghiệp hợp danh được định nghĩa là các doanh nghiệp được thành lập và đồng sở hữu bởi hai hoặc nhiều người tham gia cùng nhau để thực hiện việc kinh doanh và chia sẻ lợi nhuận. Quan hệ đối tác tại Hồng Kông được điều chỉnh bởi Pháp lệnh về Hợp danh, bao gồm hai loại: hợp danh thường (General Partnership) vàhợp danh hữu hạn (Limited Partnership).
Hợp danh chung General Partnership)
Tương tự như doanh nghiệp tư nhân-một chủ sỡ hữu độc quyền (sole proprietorships), các đối tác hợp danh chung (General Partnership) cũng phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, mỗi đối tác sẽ phải chịu trách nhiệm cho những hành động của các đối tác khác (những hành động này được thực hiện trong quá trình kinh doanh hợp tác).
Ưu điểm
1. Dễ huy động vốn: Đối tác không cần phải dựa vào các nguồn cá nhân để huy động vốn. Nguồn tài chính bao gồm các khoản vay từ các đối tác và các khoản vay ngân hàng, trên cơ sở tài sản kết hợp của tất cả các đối tác.
2. Dễ dàng thành lập và bảo trì: Quan hệ đối tác được coi là dễ dàng hơn để thành lập, ít chịu các điều kiện, yêu cầu luật so sánh với các loại hình công ty khác.
3. Kết hợp chuyên môn: Hiệu quả có thể đạt được thông qua việc ra quyết định hiệu quả dựa trên sự hỗ trợ, tổng hợp kiến thức, kĩ năng, chuyên môn.
4. Thu hút nhân viên: Loại hình này có thể thu hút nhân viên tiềm năng trong tương lai vì các nhân viên đều có hội để trở thành một đối tác.
Nhược điểm
1.Không giới hạn trách nhiệm: Tất cả các đối tác đều có nghĩa vụ và chịu trách nhiệm đối với việc kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Không bảo vệ tài sản cá nhân: Giống như loại hình doanh nghiệp tư nhân-sở hữu độc quyền (sole-proprietorships), các đối tác là cá nhân sẽ tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp và các khoản lỗ. Loại hình này sẽ không có bảo vệ tài sản cá nhân (ví dụ như nhà, xe, cổ phiếu, vv) mà có thể được sử dụng để thanh toán hết các khoản nợ và thua lỗ.
3. Chia mục tiêu và ý kiến: Quan hệ đối tác có thể rạn nứt do các đối tác không đồng ý về mục tiêu kinh doanh, kế hoạch quản lý, thủ tục hoạt động. Tranh chấp cá nhân phát sinh trong quá trình kinh doanh có thể có ảnh hưởng xấu đến công việc kinh doanh.
4. Chia sẻ lợi nhuận: Bất kỳ lợi nhuận tích luỹ từ kinh doanh phải được chia sẻ giữa tất cả các đối tác.
5. Trách nhiệm pháp lý: Mỗi đối tác bị ràng buộc bởi các đối tác khác và có thể sẽ phải chịu trách nhiệm về các hành vi sai trái hay các khoản nợ của đối tác hợp tác.
Hợp danh hữu hạn (Limited Partnership)
Doanh nghiệp hợp danh hữu hạn bao gồm cả các đối tác chung và các đối tác hạn chế. Đối tác chung (general partner) có trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty và chịu trách nhiệm cho các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp, trong khi trách nhiệm của đối tác hạn chế (limited partners) là giới hạn trong số tiền vốn cổ phần chưa thanh toán của họ. Đối tác hạn chế (Limited partners) có thể không tham gia quản lý của công ty.
Ưu điểm
1. Trách nhiệm hạn chế của các đối tác hạn chế: Các đối tác hạn chế (limited partners) của một hợp tác hạn chế (limited partnership ) không phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khoản nợ doanh nghiệp phát sinh của các công ty hoặc các hành vi sai trái của các đối tác khác.
2. Dễ huy động vốn: trách nhiệm của đối tác hạn chế được giới hạn bởi số vốn đầu tư của họ, do đó loại hình này sẽ dễ dàng hơn để huy động vốn so với doanh nghiệp tư nhân-chủ sỡ hữu độc quyền
3. Hiệu quả hơn: Hiệu quả hơn có thể đạt được do các đối tác chung (the general partner ) có trách nhiệm ra quyết định và công việc kinh doanh hằng ngày và tự do trong việc điều hành doanh nghiệp mà không có sự can thiệp. Điều này mang lại lợi ích cho các đối tác hạn chế-những người có thể đầu tư tiền nhưng không có thời gian lẫn chuyên môn cần thiết cho công việc kinh doanh.
4. Tuân thủ ít yêu cầu, luật lệ: Đối tác hạn chế sẽ đáp ứng ít yêu cầu hơn.
5. Đối tác hạn chế có thể ra đi hoặc bị thay đổi mà không làm ảnh hưởng đến loại hình công ty này.
Nhược điểm
1. Không giới hạn trách nhiệm cá nhân của thành viên hợp tác: Do trách nhiệm của các đối tác chung là vô hạn, loại hình này có thể sẽ gặp khó khăn tìm kiếm các đối tác phù hợp, sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
2. Vai trò hạn chế của các đối tác hạn chế (limited partners): Các đối tác hạn chế (limited partners ) không thể tham gia trong các hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp, họ chỉ có thể đóng vai trò là nhà đầu tư thụ động.
3.Chi phí thành lập đắt: Chi phí để thành lập loại hình hợp danh hữu hạn (limited partnerships) này là khá tốn kém so với các hợp danh chung(general partnerships).
Đối với các công ty nước ngoài muốn họat động kinh doanh tại Hồng Kông, thì văn phòng chi nhánh, công ty con hoặc văn phòng đại diện có thể là những gợi ý tốt.
Để theo dõi các bài viết trong Cẩm nang thành lập công ty tại Hồng Kông, vui lòng tham khảo:
Để hiểu hơn về Hệ thống thuế tại Hồng Kông, vui lòng tham khảo: