1. EVFTA là gì?
Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement (“FTA”)) được hiểu là một thoả thuận giữa hai hay nhiều quốc gia, trong đó quy định việc loại bỏ những rào cản thương mại của các quốc gia tiến hành kí kết.
EVFTA là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giữa Việt Nam kí kết cùng 28 quốc gia thành viên của khối liên minh châu Âu. Sau khi kết thúc đàm phán và đạt được thoả thuận, hiệp định EVFTA đã chính thức có hiệu lực vào ngày 01/08/2020 đem đến những cơ hội hấp dẫn dành cho doanh nghiệp Việt Nam.
Nhìn chung, Hiệp định EVFTA hứa hẹn tạo ra một môi trường đầy thuận lợi và hứa hẹn cho các doanh nghiệp của hai bên Việt Nam và EU, vì các cam kết của Việt Nam có đi xa hơn cam kết được thực hiện trong WTO, ngược lại các cam kết của EU cao hơn trong cam kết được thực hiện trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những Hiệp định FTA gần đây của EU.
Cụ thể, doanh nghiệp Việt Nam có 3 lợi ích chính khi tham gia EVFTA như sau:
Theo một lộ trình 07 năm, EU cam kết cắt giảm hạn ngạch thuế quan với nội dung chính như sau: Như vậy, có thể nói, gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình tương đối ngắn. Đây là thuận lợi mà EU đặc biệt dành cho Việt Nam nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường 450 triệu dân số tại châu Âu. Như vậy từ đây, doanh nghiệp Việt Nam sẽ được cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa tại Châu Âu mà không còn lo lắng về gánh nặng thuế nhập khẩu của thị trường EU.
Với sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử “toàn cầu” như Shopify, Amazon, Lazada, v.v… giao dịch trực tuyến quốc tế đang ngày một phổ biến. Tại Việt Nam, không ít doanh nghiệp/cá nhân đã và đang buôn bán các sản phẩm/dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử nhắm vào đối tượng khách hàng cụ thể là các cá nhân tại châu Âu. Để thúc đẩy hơn sự phát triển của thương mại điện tử, hai bên Việt Nam và EU cam kết không đánh thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ các giao dịch điện tử. Ngoài ra, hai bên cũng đồng thời cam kết hợp tác thông qua việc duy trì đối thoại về các vấn đề quản lý được đặt ra trong thương mại điện tử. Trong đó bao gồm: Như vậy có thể thấy hiệp định EVFTA không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về mặt thuế quan mà còn góp phần xây dựng môi trường kinh doanh thương mại điện tử rõ ràng, lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng. Điều này hứa hẹn thúc đẩy thương mại điện tử giữa Việt Nam và EU ngày một phát triển trong thời gian sắp tới.
Cạnh tranh là quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường, việc EVFTA có hiệu lực là cánh cửa mở ra để thu hút các doanh nghiệp EU đầu tư vào Việt Nam. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước không ngừng cải tiến các dịch vụ, sản phẩm để đẩy mạnh tầm vóc của doanh nghiệp. Đồng thời, cũng là cơ hội để mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp quốc tế. Từ đó, tiếp cận được những công nghệ, phong cách làm việc cùng những tinh hoa của các doanh nghiệp hàng đầu châu Âu. Tóm lại, hiệp định EVFTA sẽ mở ra một cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu các doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt, sẵn sàng tâm thế đón đầu cho lợi ích mà Hiệp định mang lại.
2. EVFTA và bài toán đầu tư sang thị trường châu Âu
Có 3 lí do chính để doanh nghiệp Việt Nam cân nhắc đầu tư phát triển thị trường vào châu Âu để tận dụng EVFTA như sau:
Trên thực tế, người tiêu dùng Việt Nam rất ưa chuộng hàng hóa từ thị trường châu Âu vì sự đa dạng, chất lượng và an toàn khi sử dụng. Cụ thể, thương hiệu châu Âu luôn là một điểm cộng để người tiêu dùng Việt Nam đưa ra quyết định, đặc biệt đối với các sản phẩm thời trang, thực phẩm nông nghiệp, sữa, bánh kẹo, đồ điện tử v.v… Do đó, việc doanh nghiệp Việt Nam sở hữu một thương hiệu châu Âu sẽ mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi thế tại thị trường Việt Nam (thu hút người tiêu dùng mua và chọn lựa sản phẩm tại thị trường nội địa, dễ dàng dùng thương hiệu châu Âu để cạnh tranh tại thị trường quốc tế, công ty châu Âu có lợi thế khi đàm phán với đối tác quốc tế hơn, v.v…)
Cụ thể, đối với doanh nghiệp Việt Nam chuyên lĩnh vực phân phối (mua hàng từ châu Âu và bán về thị trường Việt Nam), việc thành lập công ty tại Châu Âu sẽ đem lại cho doanh nghiệp châu Âu lợi thế khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam: Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể cân nhắc thành lập công ty tại các quốc gia có mức thuế thu nhập doanh nghiệp hấp dẫn như Hungary, Ireland, v.v... để tận dụng thêm các ưu đãi hấp dẫn này.
Thanh toán cho đối tác châu Âu.
Không ít các doanh nghiệp trên thế giới lựa chọn thành lập công ty tại châu Âu để tận dụng những chính ưu đãi của liên minh EU và những chính sách/điều ước quốc tế được EU kí với các quốc gia khác. Thông qua EVFTA, việc nhập hàng từ các công ty Việt Nam để kinh doanh với các doanh nghiệp thuộc châu Âu nói riêng và toàn thế giới nói chung ngày một thuận lợi hơn. Trước những lợi ích hấp dẫn kể trên, nhiều chủ doanh nghiệp cũng đang ấp ủ bài toán đầu tư kinh doanh tại châu Âu. Tuy nhiên, thành lập công ty tại châu Âu vẫn còn là khái niệm mới đối với doanh nghiệp Việt Nam như:
Hiểu được những khó khăn trên, Global Links Asia hỗ trợ tư vấn trọn gói, chuyên sâu các vấn đề quy trình - thủ tục thành lập công ty tại châu Âu, thuế - kế toán sao cho phù hợp với bài toán kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, Global Links Asia với sự hiểu biết toàn diện và đầy đủ về luật pháp cũng như môi trường kinh doanh, sẵn sàng hỗ trợ Quý doanh nghiệp với các gói dịch vụ sau:
- Hỗ trợ xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài cho các cá nhân và doanh nghiệp cũng như tư vấn - hỗ trợ thành lập công ty tại Singapore, thành lập công ty tại Mỹ, Úc, v.v…
- Hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu thị trường, tìm đối tác kinh doanh và thành lập công ty tại Việt Nam.
- Hỗ trợ các dịch vụ giúp công ty nước ngoài kinh doanh và vận hành hiệu quả như:
- Dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm cho công ty nước ngoài (Singapore, Mỹ, Offshore, v.v...)
- Khóa học training kế toán cho doanh nghiệp Singapore
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán QuickBooks Online
- Bán license và hỗ trợ phần mềm kế toán QuickBooks cho công ty nước ngoài (Singapore, Mỹ, Offshore, v.v...)
- Hỗ trợ mở các cổng thanh toán quốc tế như PayPal, Stripe
Bài viết trên được Global Links Asia biên soạn và đăng trực tiếp vào website https://globallinks.asia/vi/ lần đầu vào ngày 23 tháng 12 năm 2020. Bản quyền thuộc Global Links Asia. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản của Global Links Asia.
Bài viết tham khảo:
- Hướng dẫn thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ tại Việt Nam cho doanh nghiệp Singapore
- Giấy chứng nhận cổ phần cho cổ đông tại công ty thành lập ở Singapore
- Những lĩnh vực yêu cầu đăng ký giấy phép con tại Singapore
- Các quy định và quy trình nhập khẩu thiết bị y tế vào thị trường Singapore
- Danh sách các nhà nhập khẩu ngành thực phẩm tại Singapore