- Vị trí địa lý: Đông Nam Á
- Giáp biên giới với: Thái Lan, Việt Nam, Cambodia, Trung Quốc, Myanmar
- Diện tích: 236,800 km vuông
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa (Tropical monsoon); Một năm có hai mùa: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (tháng 11 đến tháng 4)
- Dân số: 6,689 triệu người (số liệu năm 2014)
- Tốc độ tăng GDP : 7,5% (số liệu năm 2014)
- Tổng sản phẩm quốc nội GDP: 12 tỉ USD (2014)
- Thu nhập bình quân đầu người: GNI – per capita (PPP): 1,660 USD (2014)
- Tỉ lệ lạm phát: 4.1% (2014)
(Nguồn: http://data.worldbank.org/country/lao-pdr)
II. Những điểm hấp dẫn khi đầu tư tại Lào
Trong các năm gần đây, Việt Nam đã không ngừng vươn lên trở thành một trong các quốc gia đứng đầu đầu tư rất nhiều vào thị trường Lào.
Nguồn: Lao National Chamber of Commerce and Industry (The year of 2014)
Nếu như tại thời điểm bắt đầu đầu tư năm 1989, số vốn đăng ký đến năm 2007 chỉ khoảng hơn 1 tỷ USD thì con số này đã tăng lên nhanh chóng trong khoảng hơn 5 năm trở lại đây, khi năm 2011 đã có 203 dự án đầu tư, đạt trên 3,3 tỷ USD và đã tăng lên 4,2 tỷ USD vào năm 2012. Đến năm 2014 có 253 dự án với tổng số vốn FDI đạt hơn 5,1 tỷ USD. Tính đến tháng 8/2015, đã có 261 dự án đầu tư với tổng số vốn 5,2 tỷ USD của Doanh nghiệp Việt Nam rót vào Lào.
Theo thời gian, Lào càng lúc càng chứng tỏ được sức hấp dẫn của mình trong mắt các nhà đầu tư Việt Nam. Khi nói đến nguyên nhân chính dẫn đến sự đầu tư ngày càng gia tăng này không thể không nói đến các lý do sau:
01Vị trí chiến lược: tiếp giáp với Việt Nam, Cambodia, Thái Lan, Myanmar, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Cũng bởi chính đặc điểm này mà nền kinh tế của Lào chủ yếu được thống trị bởi các doanh nghiệp Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc và đối với một số lĩnh vực đặc thù là Trung Quốc, Pháp, Nhật, Ấn Độ, Malaysia, Singapore và Úc. Trong khi đó, các doanh nghiệp Mỹ hầu như lại không hề đóng vai trò quan trọng tại quốc gia này.
02Nền chính trị ổn định, an toàn
03Rủi ro từ thiên tai và tai họa thiên nhiên thấp
04Quan hệ tốt đẹp giữa 2 quốc gia. Đây chính là nền tảng để các nhà đầu tư Việt Nam đặt niềm tin khi đầu tư vào Lào.
Tiềm năng về đất đai cùng địa hình đặc thù cũng góp phần giúp Lào đã có sức hút đặc biệt với các nhà đầu tư để triển khai các dự án bất động sản, dịch vụ hạ tầng, khoáng sản và trồng cây nông nghiệp...Nhìn vào các dự án đầu tư của Doanh nghiệp Việt Nam, phần lớn đều liên quan đến lĩnh vực thủy điện, hạ tầng, nông nghiệp...
Trong đó, các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là năng lượng (phần lớn là thủy điện) chiếm khoảng 26%; dịch vụ, hạ tầng chiếm khoảng 20%; nông – lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp chiếm khoảng 23%; khai khoáng 19%...
Nguồn: Lao Ministry of Planning and Investment (the year of 2013)
Để thành lập công ty tại Lào có thể doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn vì thời gian từ lúc nộp đơn xét yêu cầu thành lập công ty cho đến khi nhận được đầy đủ các giấy tờ, tài liệu thường sẽ kéo dài lâu do những yêu cầu và thủ tục rườm ra chính phủ Lào đặt ra với doanh nghiệp nước ngoài.
Trước khi tiến hành xâm nhập một thị trường, việc đầu tiên cần cân nhắc là sẽ đầu tư dưới hình thức nào. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, có các lựa chọn đáng cân nhắc như sau: Văn phòng đại diện, chi nhánh và công ty trách nhiệm hữu hạn.
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp tại Lào, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp tại nước ngoài và bảo vệ các lợi ích đó.
Văn phòng đại diện tại Lào sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp nước ngoài trong các việc như tìm hiểu thị trường, thu thập thông tin về các cơ hội đầu tư, đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành và các Bộ có liên quan của chính phủ Lào với trụ sở chính của công ty ở nước ngoài.
Thời hạn của Văn phòng đại diện là một năm, và có thể được gia hạn lên hai lần, và một văn phòng đại diện tại Lào sẽ có nhiệm kì tối đa là ba năm, trừ khi trụ sở của Văn phòng đại diện có một biên bản ghi nhớ Memorandum of Understanding (MOU) (biên bản ghi chép về các thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa các quốc gia) hoặc thoả thuận với chính phủ Lào để tiến hành các hoạt động nghiên cứu, thu thập dữ liệu cho một dự án cụ thể trong một thời gian dài. Nhiệm kỳ của Văn phòng đại diện sau đó có thể được gia hạn theo hiệu lực của biên bản ghi nhớ MOU hoặc theo thoả thuận đã ký với Chính phủ Lào.
- Văn phòng đại diện có thể thực hiện các hoạt động sau:
• Thu thập dữ liệu và tiến hành nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sự tiềm năng của dự án đầu tư;
• Giám sát việc thực hiện bất kỳ hoạt động quy định trong biên bản MOU, hoặc thoả thuận giữa trụ sở chính và chính phủ Lào;
• Nếu Văn phòng đại diện đã ký kết Biên bản MOU hoặc thỏa thuận với chính phủ Lào thì văn phòng đại diện này có thể được hưởng ưu đãi về thuế khi nhập khẩu thiết bị, máy móc cho một mục đích cụ thể được quy định rõ trong MOU hoặc các văn bản thỏa thuận. - Văn phòng đại diện không được phép tiến hành các hoạt động sau:
• Thực hiện các hoạt động thương mại.
• Tạo ra thu nhập.
Chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp. Hoạt động của các chi nhánh sẽ phụ thuộc và nằm trong phạm vi hoạt động của công ty mẹ. Nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể cân nhắc thành lập chi nhánh tại Lào nếu lĩnh vực hoạt động của công ty mẹ thuộc các lĩnh vực Hàng không, Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân
Công ty TNHH tư nhân tại Lào là lựa chọn phổ biến nhất dành cho các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư tại thị trường này. Công ty TNHH tư nhân phải chỉ định ít nhất 1 giám đốc và 1 cổ đông thuộc bất kì quốc tịch nào. Pháp luật quy định vốn điều lệ tối thiểu phải là 650 USD. Một nửa số vốn này bắt buộc phải được các thành viên đóng vào thời điểm thành lập doanh nghiệp, và phần còn lại có thể được tiến hành góp sau đó nhưng không được quá 2 năm kể từ ngày thành lập.
Công ty TNHH đại chúng
Để thành lập công ty TNHH đại chúng, doanh nghiệp phải có số vốn góp tối thiểu là 6,100 USD. Cần ít nhất 7 cổ đông, 2 giám đốc và một 1 đại diện (worker representative) (thuộc bất cứ quốc tịch nào).
=> Công ty TNHH tư nhân là cơ cấu công ty được sử dụng bởi hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài khi tiến hành đầu tư trực tiếp tại đây, công ty TNHH có thể là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc có một phần do đối tác công ty Lào sở hữu.
IV. Những điều cần biết khi đầu tư tại Lào
Luật Lào bảo đảm các quyền và lợi ích cho các nhà đầu tư nước ngoài như sau:
- Nhận được sự bảo vệ cho khoản đầu tư của mình dưới sự bảo hộ của pháp luật Lào
- Visa nhập cảnh nhiều lần (Multiple entry business visas) cho nhà đầu tư và gia đinh của họ
- Nhận được bảo hộ sở hữu trí tuệ theo pháp luật Lào.
- Chuyển lợi nhuận, vốn và thu nhập khác sau khi thanh toán đầy đủ các, các loại thuế và lệ phí theo quy định của pháp luật Lào.
- Mở tài khoản ngoại tệ với các ngân hàng nằm tại Lào.
Các tài liệu cần thiết để tiến hành thành lập công ty tại Lào:
Dưới đây là một danh sách tóm tắt các giấy tờ cần thiết để tiến hành thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tại Lào.
Xin lưu ý: với mỗi trường hợp, ngành nghề và lĩnh vực cụ thể, sẽ có thể có thêm/bớt các yêu cầu về giấy tờ phải nộp khác nhau. Chính phủ Lào yêu cầu các tài liệu được dịch sang tiếng Lào, nhưng nhiều nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn nộp các tài liệu bằng tiếng Anh hoặc bằng ngôn ngữ khác tùy trường hợp cụ thể của họ). Lời khuyên tốt nhất là các văn bản được nộp nên là song ngữ (tiếng Anh và tiếng Lào).
• Điều lệ công ty - điều này là cần thiết trong mọi trường hợp.
• Hợp đồng liên doanh hoặc thông tin các cổ đông (nêu rõ cách thức bầu phiếu, giải quyết tranh chấp)- nếu công ty có nhiều hơn một chủ sở hữu
• Hợp đồng thuê văn phòng (Lease Agreement) - Công ty TNHH sẽ cần phải chuẩn bị một hợp đồng thuê địa điểm văn phòng trước khi nộp đơn yêu cầu thành lập công ty.
• Báo cáo của Ngân hàng cho thấy khả năng tài chính của nhà đầu tư (Bank statements).
• Thông tin cá nhân của nhà đầu tư (s) như bản sao hộ chiếu, ảnh hộ chiếu, sơ yếu lý lịch.
• Tùy thuộc vào từng đơn xét thành lập doanh nghiệp cụ thể, chính phủ Lào cũng có thể yêu cầu xem các hợp đồng lao động của tất cả lao động hoặc ít nhất là các lao động chính.
• Kế hoạch kinh doanh - tài liệu phác thảo các hoạt động kinh doanh dự định, số lượng nhân viên, các chương trình đào tạo dành cho nhân viên Lào...
Khi một công ty TNHH được đăng ký và thành lập tại Lào, các cơ quan, ban ngành chính phủ Lào khác nhau sẽ cung cấp các tài liệu sau:
• Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
• Mã số thuế (Tax Identification Number - TIN)
• Con dấu công ty
• Giấy phép cung cấp bởi các Bộ liên quan cho phép doanh nghiệp thành lập được hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể- (ví dụ trường học sẽ cần sự chấp thuận của Bộ Giáo dục Lào...)
Một khi đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Mã số thuế , doanh nghiệp sẽ được xem là dã thành lập một cách hợp pháp và nhận được sự bảo hộ của pháp luật Lào. Xin lưu ý: Không phải tất cả các tài liệu này sẽ được phát hành cùng một lúc, mà sẽ vào các thời điểm khác nhau sau khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Xin lưu ý: Một khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về việc nộp các báo cáo tài chính, thuế, tiền lương và các quy định khác liên quan đến việc đầu tư của doanh nghiệp tại Lào.
Ngoài ra, hầu hết các lĩnh vực tại Lào đều cho phép nhà đầu tư nước ngoài hoạt động. Tuy nhiên có một số lĩnh vực, ngành nghề cụ thể là đóng cửa trước sự đầu tư nước ngoài, chính phủ bảo hộ các lĩnh vực này trước sự đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư hãy cân nhắc và tìm hiểu kĩ về lĩnh vực đầu tư của mình trước khi tiến hành hoạt động đầu tư.
Bảng dưới đây sẽ tóm tắt về một số đặc điểm chỉnh của các loại hình đầu tư tại Lào:
Tóm tắt về các điểm chính của các loại hình công ty tại Lào |
|||
Công ty TNHH tư nhân |
Công ty TNHH đại chúng |
Chi nhánh |
|
Thời gian thành lập công ty |
19 tuần |
21 tuần |
23 tuần |
Thời gian mở tài khoản ngân hàng |
4 tuần |
5 tuần |
6 tuần |
Trách nhiệm pháp lý |
Có |
Có |
|
Sở hữu 100% nước ngoài |
Có |
Có |
Có |
Vốn đăng ký tối thiểu (minimum paid-up capital) |
650 USD |
6,100 USD |
Không |
Điền các báo cáo tài chính |
Có |
Có |
Có |
Giấy chứng nhận đăng ký thuế |
Có |
Có |
Có |
Có cần thiết để qua Lào thành lập |
Không |
Không |
Không |
Giám đốc địa phương |
Không |
Không |
Không |
Cổ đông địa phương |
Không |
Không |
Không |
Số lượng giám đốc tối thiểu |
1 |
3 |
1 |
Số lượng cổ đông tối thiểu |
1 |
7 |
1 |
Thư ký địa phương |
Không |
Không |
Không |
Cho phép thành viên cổ đông là pháp nhân |
Có |
Có |
Có |
Cho phép giám đốc là pháp nhân |
Có |
Có |
Có |
Kiểm toán |
Có |
Có |
Có |
Thuế thu nhập doanh nghiệp |
24% |
24% |
24% |
Báo cáo tài chính hằng năm |
Có |
Có |
Có |
Chịu trách nhiệm quản lý của |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Cho phép xuất hóa đơn |
Có |
Có |
Có |
Cho phép ký hợp đồng |
Có |
Có |
Có |
Cho phép xuất nhập khẩu hàng hóa |
Có |
Có |
Có |
Được phép thuê văn phòng tại Lào |
Có |
Có |
Có |
Được phép mua bất động sản tại Lào |
Có |
Có |
Có |
Lưu ý: Thành lập công ty tại Lào ngày càng là một lựa chọn hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư Việt Nam. Tuy nhiên, việc thâm nhập một thị trường mới, đặc biệt là Lào không hề đơn giản bởi vì sau 5 năm hỗ trợ doanh nghiệp thành lập công ty tại nước ngoài thì theo nhận định của GLA để thành lập công ty tại Lào vô cùng phức tạp và rất hiếm công ty dịch vụ tại Việt Nam có thể hỗ trợ doanh nghiệp, và hiện tại để thành lập công ty tại Lào doanh nghiệp cần phải liên hệ trực tiếp với công ty dịch vụ tại Lào.
Trường hợp doanh nghiệp không nhất thiết phải thành lập công ty tại Lào có thể xem xét những quốc gia phổ biến và quy trình đơn giản như:
- Singapore với thuế thu nhập doanh nghiệp 17% bên cạnh miễn giảm thuế cho 3 năm đầu tiên công ty thành lập, quy trình & thủ tục hoàn tất trong vòng 2-5 ngày.
- Quốc gia miễn thuế "British Virgin Island (BVI), Seychelles, Belize" với thuế thu nhập doanh nghiệp 0%, quy trình & thủ tục hoàn tất trong vòng 5-7 ngày.
Những bài viết tham khảo:
Lí do thành lập công ty offshore (công ty miễn thuế TNDN 100%)
5 lí do thành lập công ty tại Singapore
Quy trình thành lập công ty tại Singapore
Chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp mới tại Singapore
Để được tư vấn trực tiếp thành lập công ty tại nước ngoài, vui lòng liên hệ:
Email: Tony.Ho@globallinks.asia