Các loại hình công ty Nhật Bản sở hữu bởi doanh nghiệp nước ngoài
Khi thành lập công ty tại Nhật Bản, yếu tố nhận được nhiều người quan tâm là lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và khả năng của chủ sở hữu. Để hoạt động kinh doanh sau này được diễn ra thuận lợi, chủ sở hữu cần hiểu rõ đặc điểm, ưu và khuyết điểm của từng loại hình.
Bài viết sau của Global Links Asia sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các loại hình doanh nghiệp Nhật Bản phổ biến hiện nay, qua đó giúp độc giả hiểu rõ hơn về đặc thù của từng loại hình để đưa ra được quyết định đúng đắn khi thành lập công ty tại Nhật Bản.
1. Văn phòng đại diện
Thông thường, mở văn phòng đại diện được xem như bước chuẩn bị cho doanh nghiệp nước ngoài có dự định mở chi nhánh và công ty con ở Nhật. Văn phòng đại diện thực hiện chức năng của văn phòng liên lạc, thực hiện các hoạt động như nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường và đối tác mới.
Hai ưu điểm chính của việc thành lập văn phòng đại diện là không cần đăng ký hoạt động kinh doanh và không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, văn phòng đại diện không được phép thưc hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời hay mở tài khoản ngân hàng.
2. Chi nhánh
Doanh nghiệp muốn thực hiện số lượng lớn giao dịch tại Nhật thì phương thức đơn giản nhất là thành lập chi nhánh. Chi nhánh tại Nhật sẽ không có tư cách pháp nhân, vì vậy công ty mẹ tại nước ngoài sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ các khoản nợ và tín dụng (nếu có) của chi nhánh tại Nhật.
3. Công ty con
Công ty con tồn tại độc lập với công ty mẹ, nên tất cả các khoản nợ và tín dụng của công ty con sẽ do chính công ty con chịu trách nhiệm.
Theo luật định, doanh nghiệp nước ngoài muốn thành lập công ty con tại Nhật có thể chọn 1 trong các loại hình sau:
- Công ty cổ phần (Kabushiki Kaisha – KK)
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (Godo Kaisha – GK)
- Công ty hợp danh trách nhiệm vô hạn (Gomei Kaisha)
- Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn (Goshi Kaisha)
Tuy nhiên, công ty hợp danh trách nhiệm vô hạn và công ty hợp danh hợp danh trách nhiệm hữu hạn hiếm khi được các doanh nghiệp lựa chọn do yêu cầu trách nhiệm lớn từ các thành viên góp vốn.
Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn là 2 loại hình doanh nghiệp Nhật Bản được nhiều nhà đầu tư hướng đến hiện nay khi muốn thành lập công ty tại Nhật Bản nhờ vào ưu thế về uy tín với đối tác, khách hàng Nhật và khả năng thực hiện đa dạng các hoạt động kinh doanh.
- Công ty cổ phần (KK) và Công ty trách nhiệm hữu hạn (GK)
- Vốn điều lệ tôi thiểu của cả 2 loại hình này là 1 Yên Nhật.
- Doanh nghiệp có thể chuyển đổi KK thành GK và ngược lại, tuy nhiên quá trình này khá phức tạp.
Công ty cổ phần - KK | Công ty trách nhiệm hữu hạn - GK | |
Ưu điểm | ・ Có hình ảnh tốt và được khách hàng, doanh nghiệp Nhật Bản tin tưởng hơn ・ Có uy tín cao hơn với các nhà cung cấp và ngân hàng ・ Nắm nhiều quyền kiểm soát hơn GK. Với KK, quyền quyết định được xác định bởi số vốn nhà đầu tư đóng góp. | ・ Chi phí thành lập thấp hơn KK |
Khuyết điểm | ・Chi phí thành lập cao hơn GK | ・Uy tín thấp hơn KK và khó vay tiền từ ngân hàng hơn KK |
4. Nên thành lập chi nhánh hay công ty con tại Nhật Bản
Đối với các nhà đầu tư xác định kinh doanh lâu dài tại Nhật, chi nhánh và công ty con là 2 loại hình doanh nghiệp Nhật Bản tối ưu nhất. Bảng sau thể hiện một số tiêu chí so sánh để quý doanh nghiệp tham khảo, từ đó lựa chọn loại hình phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.
Chi nhánh | Công ty con | |
Chi phí thành lập | Chi phí thấp hơn | Chi phí cao hơn |
Thời gian thành lập | Ngắn hơn | Dài hơn |
Thuế suất | Tương đương | |
Uy tín | Thấp hơn | Cao hơn, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh |
Nợ & Tín dụng | Thuộc trách nhiệm của công ty mẹ | Thuộc trách nhiệm của các nhà đầu tư/ cổ đông vào công ty con |
Phát hành cổ phiếu | Được phép | Không được phép |
Bài viết được đăng bởi GLA vào 18/10/2018. Bản quyền và nội dung đi kèm thuộc sở hữu trí tuệ của GLA. Tất cả các quyền được bảo lưu.
Hướng dẫn và nội dung mang tính thông tin chung, không nhằm đưa ra hướng dẫn và tư vấn cụ thể về kế toán, thuế, pháp lý hay các tư vấn chuyên môn khác. Độc giả cần tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn đối với các vấn đề cụ thể.