Hướng dẫn chi tiết thuế GST tại Singapore (Thuế hàng hóa và dịch vụ) Featured

Rate this item
(8 votes)

thue-hang-hoa-va-dich-vu-gst-o-singapore-1Đối với Doanh nghiệp sở hữu công ty được thành lập tại Singapore, bên cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GST tại Singapore (thuế hàng hóa và dịch vụ) cũng là một loại thuế quan trọng mà Doanh nghiệp cần nắm rõ.

Bài viết dưới đây Global Links Asia cung cấp thông tin tổng quan về các điểm nổi bật liên quan đến thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) ở Singapore, bao gồm: định nghĩa GST, các yêu cầu đăng ký, ưu và nhược điểm của việc đăng ký thuế GST, khai báo thuế GST và các khung chương trình hỗ trợ các Doanh nghiệp.

 

 

1. Tổng quan

Thuế hàng hóa và dịch vụ (Goods and Services Tax - GST) tương tự như thuế giá trị gia tăng (VAT) ở nhiều quốc gia khác. GST được triển khai thực hiện từ ngày 1/4/1994 tại Singapore. Luật thuế GST được mô phỏng dựa theo pháp luật về thuế giá trị gia tăng (VAT) của Anh và thuế GST của New Zealand.

Cục thuế Singapore (Inland Revenue Authority of Singapore ("IRAS")) hoạt động như một là cơ quan của Chính phủ Singapore, chịu trách nhiệm quản lý, đánh giá, truy thu và thực thi việc thanh toán thuế GST. Việc ban hành GST được xem như một cách để giảm bớt gánh nặng thuế thu nhập cho Doanh nghiệp và cá nhân trong khi vẫn duy trì một mức doanh thu ổn định cho chính phủ.

GST là một loại thuế gián tiếp vì được đánh trên mức chi tiêu. Thuế suất GST ở Singapore hiện tại (áp dụng từ ngày 1/1/2024) là 9%.

2. Thuế GST là gì?

Được xem như thuế giá trị gia tăng (VAT) ở nhiều quốc gia khác, thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) là một loại thuế gián thu, được tính dựa theo nguồn cung hàng hóa và dịch vụ ở Singapore và nguồn hàng nhập khẩu hàng hóa vào Singapore.

Thuế suất GST tại Singapore được tính từ hai nguồn:

  • Cung cấp hàng hóa và dịch vụ tại Singapore: Thuế GST được nhà cung cấp đã đăng ký GST thu và nộp cho Cục thuế Singapore.
  • Nhập khẩu hàng hóa vào Singapore: Thuế GST được Hải quan Singapore thu tại điểm nhập khẩu.

Lưu ý quan trọng:

  • Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2024, thuế suất GST là 9%.
  • Chỉ những Doanh nghiệp đã đăng ký GST mới được xuất hóa đơn thuế GST và thu GST.

3. Thuế GST có ý nghĩa gì với Doanh nghiệp Singapore?

Nếu như đăng ký thuế GST, Doanh nghiệp được yêu cầu phải xuất hóa đơn GST, thu thuế GST từ khách hàng của mình dựa theo hàng hóa và dịch vụ doanh nghiệp cung cấp và sau đó nộp lại thuế thu được cho Cục thuế Singapore.

Ví dụ: nếu Doanh nghiệp là Doanh nghiệp đăng ký GST, cung cấp một dịch vụ chiu thuế GST cho một khách hàng nào đó ở Singapore với giá là 100 SGD, Doanh nghiệp phải viết hóa đơn cho khách hàng 109 SGD (100 SGD cho dịch vụ cung cấp và 9 SGD cho 9% thuế GST của 100 SGD).

Phần thuế GST trên hóa đơn này là Doanh nghiệp thu hộ cho Cục thuế, sau đó phải được gửi đến Cục thuế Singapore theo quý, thông qua việc nộp thuế GST.

3.1. Hàng hóa và dịch vụ chịu thuế GST

Thuế GST chỉ áp dụng trên hàng hóa và dịch vụ chịu thuế GST.

Hàng hóa chịu thuế GST tiêu chuẩn (GST tiêu chuẩn là GST 9% áp dụng từ 1/1/2024)

Hầu hết các hàng hóa được bán trong nội địa hoặc các dịch vụ được cung cấp nội địa là các nguồn hàng chịu mức thuế tiêu chuẩn.

Hàng hóa chịu thuế GST 0%

Hàng hóa được miễn thuế GST

Các mặt hàng được miễn thuế GST:

  • Cung cấp dịch vụ tài chính;
  • Cung cấp mã thanh toán kỹ thuật số (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020);
  • Mua bán và cho thuê nhà ở;
  • Nhập khẩu và cung cấp kim loại quý (Investment Precious Metals(“IPM”)) trong nước.

Sự khác nhau giữa nguồn hàng có mức thuế 0% (zero-rated supplies) và hàng hóa miễn thuế là hàng hóa miễn thuế không thể yêu cầu hoàn thuế GST đầu vào.

3.2. Các lĩnh vực/ngành nghề của Doanh nghiệp chịu thuế GST

Tại Singapore, hệ thống thuế GST được áp dụng rộng rãi cho hầu hết các lĩnh vực/ngành nghề kinh doanh trừ các loại hàng hóa, dịch vụ miễn chịu thuế GST như dịch vụ tài chính, cung cấp kim loại đá quý, v.v.

Với những lợi thế về nền kinh tế - tài chính và những ưu đãi từ chính phủ Singapore nhằm thu hút đầu tư, Singapore là một thị trường đáng cân nhắc cho các Doanh nghiệp nước ngoài mong muốn đầu tư và mở rộng thị trường kinh doanh.

Thành lập công ty tại Singapore là một phương án đã và đang được các Doanh nghiệp đặc biệt quan tâm nhằm tận dụng các ưu đãi về thuế, hệ thống ngân hàng- tài chính minh bạch, hỗ trợ tích cực từ chính phủ cũng như sự uy tín từ một thị trường phát triển bậc nhất khu vực.

Tuy nhiên, việc thâm nhập một thị trường mới không phải bao giờ cũng dễ dàng. Global Links Asia với các chuyên gia tư vấn cùng hệ thống mạng lưới đối tác uy tín tại Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, Úc, New Zealand, v.v. sẽ hỗ trợ tích cực cho các Doanh nghiệp có mong muốn đầu tư và thành lập công ty tại nước ngoài.

3.3. Các chính sách miễn giảm thuế GST dành cho Doanh nghiệp

Bên cạnh các chương trình ưu đãi thuế, chính phủ Singapore đã ban hành một vài đề án hỗ trợ liên quan đến GST. Những đề án này nhìn chung giúp cho việc giảm nhẹ dòng tiền cho Doanh nghiệp và góp phần tạo ra môi trường kinh doanh chuyên nghiệp, giúp Singapore trở thành một trong những địa điểm lý tưởng để kinh doanh:

  • Đề án Tourist refund Sheme: Khách du lịch khi mua hàng hóa tại Singapore từ các cửa hàng, nhà bán lẻ có đăng ký thuế GST được hoàn lại thuế GST đã thanh toán trong lúc mua hàng hóa khi mang hàng hóa ra khỏi Singapore.
  • Đề án Cash Accounting Scheme: là chương trình đặc biệt dành cho các Doanh nghiệp nhỏ, có doanh thu hằng năm không vượt quá 1 triệu SGD.
  • Theo đề án GM (Gross Margin), thuế GST chỉ được tính vào tổng lợi nhuận hàng hóa.
  • Đề án Major Exporter Scheme: được triển khai để giúp dòng tiền của các Doanh nghiệp xuất khẩu lớn - những Doanh nghiệp có giá trị nhập khẩu đáng kể.
  • Theo đề án Approved Contract Manufacturer and Trader: Doanh nghiệp không phải trả thuế GST khi được giới thiệu bởi một khách hàng nước ngoài để giao hàng hóa cuối cùng đến tay người tiêu dùng ở Singapore. Theo đề án Cho phép mua bán dầu biển (Approved Marine Fuel trader), Doanh nghiệp không phải nộp thuế GST khi mua nhiên liệu dầu biển từ một nhà cung cấp địa phương cũng đăng ký GST.
  • Đề án Hand Carried Exports: dành cho Doanh nghiệp mong muốn thuế GST 0% nếu hàng hóa được bán cho một khách hàng nước ngoài và hàng hóa đó của Doanh nghiệp đó sẽ được xác tay ra khỏi Singapore qua sân bay quốc tế Changi.
  • Theo đề án Zero GST Warehouse: các Doanh nghiệp có thể chuyển nhà kho sang diện nhà kho có thuế 0% để giảm thiểu thủ tục hành chính và quy trình thuế GST.
  • Đề án Approved Third Party Logistics: cho phép Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa cho chính mình hoặc thông lệ nước ngoài mà không phải trả thuế GST nhập khẩu.

4. Doanh nghiệp có bắt buộc phải đăng ký thuế GST?

GST là một loại thuế do Doanh nghiệp tự đánh giá.

Các Doanh nghiệp được yêu cầu phải liên tục đánh giá sự cần thiết trong việc đăng ký thuế GST. Việc đăng ký thuế GST có hai trường hợp: Đăng ký bắt buộc và đăng ký tự nguyện.

4.1. Đăng ký thuế GST bắt buộc

Việc đăng ký thuế GST là bắt buộc khi:

  • Doanh thu chịu thuế của Doanh nghiệp trong 12 tháng trước đó hơn 1 triệu SGD (cơ sở hồi tố);hoặc
  • Doanh nghiệp có doanh thu hiện tại hoặc doanh thu kỳ vọng vượt hơn 1 triệu SGD trong 12 tháng kế tiếp (cơ sở tiềm năng).

Chú ý rằng việc không đăng kí GST nếu Doanh nghiệp thuộc diện đăng ký GST bắt buộc sẽ bị phạt. Luật thuế GST tại Singapore có quy định về những điều khoản nhằm chống việc trốn đăng ký GST, những quy định này nhằm đảm bảo rằng các Doanh nghiệp thành lập tại Singapore và hoạt động mà cố ý chỉ giữ mức doanh thu ít hơn ngưỡng quy định để trốn tránh việc đăng ký GST.

4.2. Đăng ký thuế GST tự nguyện

Điều kiện Doanh nghiệp nộp đơn đăng ký thuế GST tự nguyện

Điều kiện Doanh nghiệp nộp đơn đăng ký thuế GST tự nguyện

Doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký thuế GST tự nguyện nếu Doanh nghiệp không thuộc diện đăng ký bắt buộc và phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Doanh thu hằng năm không lớn hơn 1 triệu SGD; hoặc
  • Doanh nghiệp chỉ cung cấp hàng hóa bên ngoài lãnh thổ Singapore (hàng hóa dịch vụ nằm ngoài phạm vi cung cấp GST); hoặc
  • Doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tài chính thuộc dạng miễn thuế và được xem như là các dịch vụ quốc tế.

Ưu điểm của việc đăng ký tự nguyện là Doanh nghiệp có thể được hưởng những lợi ích của việc hoàn thuế GST thuế đầu vào phát sinh trong suốt quá trình kinh doanh.

Đặc biệt là khi Doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ với mức thuế GST 0% (các dịch vụ xuất khẩu hay quốc tế). Chú ý rằng, khi đã đăng ký GST tự nguyện, Doanh nghiệp buộc phải duy trì việc đăng ký ít nhất là 2 năm và Doanh nghiệp phải lưu giữ hồ sơ ít nhất trong vòng 5 năm, ngay cả khi Doanh nghiệp ngừng hoạt động và hủy bỏ việc đăng ký GST. Doanh nghiệp cũng có thể phải tuân thủ mọi điều kiện bổ sung mà Cục thuế Singapore đưa ra.

Doanh nghiệp đăng ký thuế GST tự nguyện có nhận được lợi ích gì?

Đối với Chính phủ:

  • GST tạo ra nguồn thuế thu nhập ổn định mà Chính phủ có thể dự đoán được trong cả hai môi trường kinh tế mạnh và suy thoái.
  • GST Là một loại thuế hiệu quả do các chi phí tương đối thấp của các thủ tục hành chính và việc thu thuế.
  • Cho phép Chính phủ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Điều này dẫn đến sự phát triển chung của nền kinh tế.

Đối với các Doanh nghiệp và cá nhân:

  • Hầu hết các Doanh nghiệp lớn đều phải đăng ký GST, điều này nghĩa là một Doanh nghiệp khi đã đăng ký GST thì thường được khách hàng nhận diện là một doanh nghiệp đã thành lập và có một quy mô nhất định.
  • Thuế GST chỉ áp dụng cho việc chi tiêu. Tiết kiệm và đầu tư không bị đánh thuế. Điều này sẽ khuyến khích người dân tiết kiệm và đầu tư vào hoạt động sản xuất.

Hạn chế:

Hạn chế của việc đăng ký thuế GST là gánh nặng hành chính, đi kèm là các nhiệm vụ và trách nhiệm của việc đăng ký thuế GST.

  • Doanh nghiệp phải học và liên tục cập nhật về những vấn đề phức tạp, thường xuyên thay đổi của thuế GST để có thể tự xuất hóa đơn thuế GST, kê khai và nộp đúng hạn và chính xác.
  • Doanh nghiệp phải trả phí dịch vụ cho một kế toán hoặc chuyên gia chuyên môn để thực hiện công việc này mà trong một số trường hợp, đây có thể là một khoản chi phí cao.
  • Một Doanh nghiệp đăng ký thuế GST có thể tăng giá bán lên 9%. Nếu các khách hàng của Doanh nghiệp này không đăng ký thuế GST, sẽ không được hoàn lại thuế mà Doanh nghiệp đã thu trước đó. Vì vậy, mặc dù chi phí của Doanh nghiệp được giảm, do đã có phần bù của thuế GST, nhưng giá bán hàng của Doanh nghiệp có thể cao hơn so với các công ty đối thủ không đăng ký GST.
  • Thuế GST có thể là một gánh nặng với Doanh nghiệp có doanh thu thấp, nhất là trong giai đoạn lạm phát cao, vì khi đó, thuế 9% được đánh trên mức giá tăng hằng ngày của hàng hóa.

5. Miễn đăng ký GST

Nếu Doanh nghiệp chỉ cung cấp các dịch vụ chịu thuế GST 0%, Doanh nghiệp có thể nộp đơn xin miễn đăng ký GST, ngay cả khi doanh thu tính thuế vượt quá mức quy định phải đăng ký.

Điều này cho phép Doanh nghiệp tránh được các thủ tục hành chính nếu đăng ký thuế GST.

Doanh nghiệp có thể nộp đơn xin miễn đăng ký GST nếu tỷ trọng nguồn cung ứng hàng hóa và dịch vụ được áp dụng mức thuế 0% (zero-rated supplies) trên tổng nguồn cung ứng hàng hóa dịch vụ chịu thuế vượt quá 90%.

Sau khi đơn xin miễn đăng ký thuế GST được chấp thuận, Doanh nghiệp sẽ không cần:

  • Thu thuế GST trên các khoản bán hàng của Doanh nghiệp
  • Khai thuế GST định kỳ.

Tuy nhiên, Doanh nghiệp không đăng ký GST cũng sẽ không được quyền khấu trừ thuế GST đã trả cho các khoản mua hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

6. Hủy đăng ký GST

Doanh nghiệp phải nộp đơn xin hủy đăng ký thuế GST trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm:

  • Doanh nghiệp ngừng cung cấp hàng hóa/dịch vụ chịu thuế và không có ý định cung cấp lại trong tương lai;
  • Doanh nghiệp ngừng hoạt động;
  • Doanh nghiệp được chuyển nhượng toàn bộ cho người khác (người mua hoặc người tiếp nhận doanh nghiệp cần xác định xem Doanh nghiệp có cần tiếp tục đăng ký thuế GST hay không);
  • Hình thức pháp lý của doanh nghiệp thay đổi (ví dụ: từ hợp danh thông thường thành công ty trách nhiệm hữu hạn, hoặc từ doanh nghiệp hộ cá thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn).

Việc hủy đăng ký thuế GST kịp thời sẽ giúp Doanh nghiệp:

  • Tránh các khoản phạt và hình phạt do nộp trễ hoặc không nộp đơn xin hủy đăng ký;
  • Không còn nghĩa vụ phải tính thuế GST cho các khoản bán hàng;
  • Không còn nghĩa vụ phải khai thuế GST định kỳ.

7. Quy trình đăng ký thuế GST như thế nào?

Mẫu đăng ký thuế GST (GST F1) và những tài liệu hỗ trợ cần thiết phải được gửi đến cơ quan thuế. Một mẫu khác nữa (GST F3) cung cấp chi tiết tất cả các đối tác thành viên phải được hoàn thành, trong trường hợp có quan hệ đối tác.

Có một mẫu đơn/quy trình riêng biệt dành cho các Doanh nghiệp nước ngoài, đăng ký theo nhóm hoặc đăng ký riêng lẻ. Những người nước ngoài đăng ký phải có một cơ quan hoặc Doanh nghiệp địa phương đại diện, có giấy tờ đi kèm với đơn đăng ký.

7.1. Quy trình đăng ký GST tại Singapore

Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình đăng ký GST tại Singapore:

Bước 1: Xác định loại hình đăng ký GST

Doanh nghiệp cần xác định xem Doanh nghiệp có bắt buộc hay tự nguyện đăng ký GST.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thuế GST

  • Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết cho việc đăng ký GST
  • Doanh nghiệp nên lưu ý định dạng và kích thước của các tệp tin tài liệu để đảm bảo việc nộp hồ sơ suôn sẻ.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký trực tuyến

  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký GST trực tuyến thông qua hệ thống myTax của IRAS: mytax.iras.gov. sg.;
  • Để nộp hồ sơ trực tuyến, Doanh nghiệp cần có tài khoản Corppass.
  • Trong quá trình nộp hồ sơ, Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin theo yêu cầu của hệ thống.
  • Doanh nghiệp cũng cần đính kèm các tài liệu hỗ trợ đã chuẩn bị trước đó.

7.2. Nộp, thu và thực hiện thuế GST như thế nào?

Là một doanh nghiệp thành lập tại Singapore, Doanh nghiệp cần quản lý và kiểm soát hóa đơn chứng từ tốt và liên tục theo dõi doanh thu chịu thuế GST. Doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký GST nếu Doanh nghiệp thuộc diện cần đăng ký GST bắt buộc.

Là một doanh nghiệp đã đăng ký GST, Doanh nghiệp cần:

  • Doanh nghiệp có trách nhiệm thu thuế GST trên hàng hóa và dịch vụ cung cấp, và nộp lại thuế GST cho IRAS.
  • Doanh nghiệp có thể tính thuế GST trên giá bán hoặc bằng cách cung cấp giá đã bao gồm thuế GST.
  • Khi kinh doanh thương mại, Doanh nghiệp phải thể hiện và báo giá đã gồm GST ở tất cả các nơi hiển thị giá, quảng cáo, truyền thông ra công chúng, v.v. bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Nếu không hiển thị giá đã bao gồm GST cho công chúng sẽ bị xem như vi phạm pháp luật và bị xử phạt. Tuy nhiên, đối với hàng hóa và dịch vụ chịu phí dịch vụ (trong ngành hàng thực phẩm & nước uống F&B), giá hiển thị có thể không bao gồm thuế GST.
  • Khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng và nhận thanh toán, Doanh nghiệp phải xuất hóa đơn thuế GST.
  • Hóa đơn này chứa các thông tin về hàng hóa được bán và thuế GST được tính tương ứng. Hóa đơn thuế GST phải được lưu giữ ít nhất 5 năm như hồ sơ của Doanh nghiệp. Lưu ý, các hóa đơn thuế không yêu cầu nộp cùng lúc với tờ khai thuế GST. Nhìn chung, hóa đơn thuế sẽ được xuất trong vòng 30 ngày kể từ khi hàng hóa được bán. Hóa đơn thuế không cần được xuất cho hàng 0% thuế, hàng miễn thuế và các khách hàng không đăng ký GST.
  • Khi được trả thuế GST, Doanh nghiệp phải in hóa đơn biên nhận cho người đóng thuế nếu Doanh nghiệp không xuất hóa đơn thuế hoặc hóa đơn thuế đơn giản.
  • Doanh nghiệp phải lưu giữ tất cả chứng từ trong tất cả các giao dịch kinh doanh vì sẽ ảnh hướng đến việc khai báo thuế sau này. Ngoài ra, lưu trữ một tài khoản GST (tóm tắt tổng số thuế đầu vào và đầu ra trong từng kỳ kế toán) sẽ giúp cho việc khai báo thuế dễ dàng hơn.
  • Nên thực hiện khai báo thuế đầu vào trong kỳ kế toán theo ngày trên hóa đơn thuế hoặc giấy phép nhập khẩu.

8. Nộp hồ sơ khai báo thuế GST như thế nào?

Khi Doanh nghiệp đã đăng ký thuế GST, Doanh nghiệp được yêu cầu phải nộp tờ khai (GST F5) dựa theo chu kỳ kế toán, thông thường là theo quý. Trong phần khai báo, Doanh nghiệp sẽ nêu ra tổng giá trị hàng bán nội địa, hàng xuất khẩu và hàng mua từ các Doanh nghiệp cũng đăng ký thuế GST, phần thuế GST thu được và phần thuế yêu cầu hoàn lại cho kỳ kế toán đó.

Hiện tại, các Doanh nghiệp thực hiện khai báo thuế điện tử. Khi Doanh nghiệp đã bắt đầu khai báo thuế điện tử GST F5, lần khai báo kế tiếp sẽ được thực hiện trực tuyến vào cuối mỗi kì kế toán. Doanh nghiệp có thể khai báo điện tử GST F5 một ngày sau khi kết thúc kỳ kế toán. Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng IRAS nhận được khai báo không trễ hơn một tháng sau khi kết thúc kỳ kế toán theo quy định của Doanh nghiệp.

Nếu không khai báo thuế theo các thời hạn nói trên, Doanh nghiệp phải khai báo "không". Các Doanh nghiệp sẽ bị phạt nếu khai báo thuế trễ, kể cả thuế GST ròng được khai báo là một số tiền phải nộp hay một số tiền được hoàn lại.

Doanh nghiệp phải nộp thuế GST ròng trong vòng 1 tháng sau khi kết thúc kỳ kế toán. Doanh nghiệp sẽ bị phạt nếu nộp thuế trễ. Thuế GST thường sẽ được hoàn lại trong vòng 30 ngày kể từ ngày có thông báo (biên nhận) hoàn thuế.

9. Global Links Asia hỗ trợ Doanh nghiệp khai báo thuế GST như thế nào?

Global Links Asia cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho Doanh nghiệp về quy trình khai báo thuế GST tại Singapore, bao gồm:

  • Tư vấn về các quy định về thuế GST tại Singapore, bao gồm các loại hàng hóa/dịch vụ chịu thuế, tỷ lệ thuế, nghĩa vụ khai báo và nộp thuế, v.v.
  • Tư vấn cho Doanh nghiệp lựa chọn phương án khai báo thuế GST phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện của Doanh nghiệp.
  • Tư vấn, hỗ trợ Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ thông tin cần thiết cho việc khai báo thuế GST của Doanh nghiệp, bao gồm hóa đơn bán hàng, hóa đơn mua hàng, sổ kế toán, v.v.
  • Kiểm tra và xử lý dữ liệu thuế GST của Doanh nghiệp để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ.
  • Hỗ trợ Doanh nghiệp khai báo thuế GST, nộp thuế GST cho IRAS đúng hạn.
  • Theo dõi tình trạng khai báo thuế GST của Doanh nghiệp và thông báo cho Doanh nghiệp khi có bất kỳ thay đổi nào.
  • Cập nhật thông tin thuế GST mới nhất cho Doanh nghiệp để đảm bảo Doanh nghiệp luôn tuân thủ các quy định về thuế GST của IRAS.

Global Links Asia luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của Doanh nghiệp liên quan đến thuế GST, và giúp Doanh nghiệp khai báo thuế GST chính xác và tuân thủ đúng quy định, tránh được các sai sót và rủi ro về thuế.

10. Các câu hỏi liên quan đến vấn đề thuế GST

10.1. Doanh nghiệp có bắt buộc phải thu thuế GST?

Không. Doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký thuế GST và thu thuế GST chỉ khi Doanh nghiệp có doanh thu chịu thuế GST hằng năm hơn 1 triệu SGD.

10.2. Khi thu thuế GST từ khách hàng, các doanh nghiệp có thể khấu trừ phần thuế GST đầu vào từ các nhà cung cấp hay không?

Đúng. Thuế GST mà Doanh nghiệp thu của khách hàng, được xem như thuế đầu ra trong khi thuế GST mà các nhà cung cấp thu của Doanh nghiệp được gọi là thuế đầu vào. Phần mà doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế là phần chênh lệch giữa thuế đầu ra và thuế đầu vào.

10.3. Nếu doanh nghiệp không đăng ký thuế GST thì có được thu thuế GST không?

Không. Thuế GST chỉ được thu bởi những doanh nghiệp đã đăng ký thuế GST.

10.4. Một công ty phải thu thuế GST khi xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ ra khỏi Singapore?

Không. Hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu được xem là nguồn hàng có tỷ suất thuế GST 0% và không áp dụng thuế GST.

PAYMENT SOLUTIONS

THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI SINGAPORE

THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI NƯỚC NGOÀI

PAYMENT METHODS

Liên hệ qua email

Liên hệ qua email

Liên hệ qua viber

Liên hệ qua whatsapp

Liên hệ qua telegram

Feel free to contact us via:

Viet Nam office: Nguyen Van Troi Street, Phu Nhuan District, Ho Chi Minh City, Vietnam.

Singapore office: 350 Orchard Road #11-08, Shaw House, Singapore 238868

Hotline: (+84) 2844581627 / (+65) 3163 4102

Email: info@globallinks.asia

Liên hệ qua telegram Liên hệ qua viber Liên hệ qua whatsapp